Canh chua – món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ

Canh chua – món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ

Nói đến vùng đất phía Nam Việt Nam hay còn gọi là Nam Bộ, người ta thường nói đến sự trù phú của vùng đất, tức là tài nguyên, tức là vùng đất “làm ăn sinh sống”. Quả thực môi trường tự nhiên ở đây rất có lợi cho con người, con người không phải làm nhiều mà vẫn có thể có cơm ăn áo mặc quanh năm. Các món ăn của người miền Nam liên quan đến thức ăn tự nhiên, thường là cá, tôm, tôm đánh bắt trên ruộng, sông, hoặc rau trồng trong vườn hoặc tự nhiên ở bất cứ đâu.

Đặc biệt là khi vị chua trong ẩm thực Việt đã rất được ưa chuộng từ lâu. Từ vị chua nhẹ trong tô bún, hay chén nước chấm chua ngọt dùng để ăn nhiều món, hay trước khi ăn phở, hủ tiếu, người ta thường vắt một chút chanh vào. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, người người, nhà nhà đều mong món ăn này không bị mất đi cái tinh túy và kích thích vị chua thanh. Vào mùa nóng canh chua là món ăn đưa cơm không thể thiếu của người dân Nam Bộ, nhưng bạn đã biết sự khác biệt của món canh chua nơi đây chưa?

Canh chua Nam Bộ – món ăn của nỗi nhớ thương

Canh chua Nam Bộ - món ăn của nỗi nhớ thương

Hiếm có món ăn nào gắn bó với hương quê, với tình tự dân tộc như món canh chua Việt. Nhà văn Sơn Nam cho rằng; món ăn miền Nam vừa hào phóng vừa đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Hào phóng vì nó kết hợp với nhiều loại rau, mỗi loại đều có vị thuốc nhằm điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Đồng thời góp phần kích thích tiêu hóa, làm cho ngon miệng.

Có tới hàng chục cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau cho nồi canh chua. Các bà nội trợ hay dùng chanh, me, giấm. Với người sành điệu, những thợ nấu tài hoa bao giờ cũng coi nồi canh chua như một “thang thuốc” với đủ thành phần dinh dưỡng và các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng. Nên đã dày công nghiên cứu, chọn ra nguyên liệu, gia vị hoàn toàn Việt. Người thưởng thức chỉ nếm thôi cũng đủ biết tay nghề của thợ nấu thế nào.

Những món canh chua chuẩn vị Nam Bộ

Những món canh chua chuẩn vị Nam Bộ

Chẳng hạn, canh chua cá lóc, hấp dẫn nhất là nấu với cơm mẻ; canh tôm, cua nấu với me phải là thứ me non. Còn cá trê, cá ngát mà nấu với bần thì được xếp vào mức ngon nức tiếng. Lươn nấu chua với đọt cóc; gà nấu với lá giang. Cá rô, cá chép nấu với trái giác; cá linh non nấu với bần… đều là những món khi đã ăn thì khó mà quên được. Ngoài ra, người dân quê còn có sáng kiến tôm nấu với trứng kiến vàng; cá nấu với dưa môn… mùi vị thơm ngon độc đáo.

Tất cả các loại trái và lá rừng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhưng mỗi thứ có vị chua, độ chua khác nhau. Từ đó, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Vị chua chua, dìu dịu của lá giang hòa quyện với vị ngọt đậm của thịt gà sẽ làm nồi canh chua gà nấu lá giang có mùi thơm kỳ lạ; cá linh non nấu với trái bứa thì trên cả tuyệt vời.

Vị chua đặc trưng thuộc về thiên nhiên

Vị chua Nam bộ được tạo từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột vốn mọc hoang bờ bãi khắp nơi. Mùa cá đồng rộ, hái trái bần, trái giác chín về cho vào nước sôi dằm ra, cùng với bông so đũa, điên điển là có được nồi canh chua ngọt lành. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm… hợp với những người thích vị chua thanh nhẹ.

Rau cũng là nguyên liệu không thể thiếu

Rau cũng là nguyên liệu không thể thiếu

Nói đến nồi canh chua mà bỏ quên vai trò của rau thơm thì quá bất công. Bởi vì dù thịt cá ngon cỡ nào, người nấu khéo léo đến đâu mà thiếu ngò om, húng chanh, ngò gai, húng quế… coi như nồi canh đó chẳng còn ý nghĩa gì. Các loại rau nêm ngoài mùi thơm, kích thích vị giác. Bên cạnh đó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, lợi tiểu và chống được vi khuẩn. Mới nhìn nồi canh chua đẹp mắt, hài hòa với đầy đủ ngũ sắc (đen, đỏ xanh, trắng, vàng) và ngũ vị (mặn, béo, chua, cay, ngọt); cũng đủ tác động vào mọi giác quan, giúp người ta chưa ăn đã thấy ngon.

Nguồn: amthuc365.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội