Kinh nghiệm cần thiết khi du lịch mà các mẹ bầu nên biết

Kinh nghiệm cần thiết khi du lịch mà các mẹ bầu nên biết

Đi du lịch khi đang mang thai có thể rất căng thẳng và mệt mỏi. Hãy làm theo những lời khuyên sau để có được sự thoải mái tốt hơn. Theo báo cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), những ca cấp cứu của mẹ bầu thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Điều đó có nghĩa là thời gian du lịch tốt nhất rơi vào tuần 14 đến tuần 28.

Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không có thể yêu cầu bạn nộp một số bằng chứng về tình trạng y tế của bản thân. Nói chuyện với bác sĩ cá nhân của bạn về bất kỳ mối quan tâm nào trước chuyến đi của bạn và liên hệ với hãng hàng không để tìm hiểu về các chính sách dành cho phụ nữ mang thai.

Nhiều lo lắng khi bà bầu đi du lịch. Tuy nhiên, mẹ bầu đi du lịch trong thời gian này cũng rất tốt cho mẹ và bé. Có một số lưu ý cho phụ nữ mang thai khi tham gia du lịch giải trí. Để đảm bảo cho hành trình du lịch, các bà mẹ tương lai nên

Mang theo sổ theo dõi y tế của phụ nữ mang bầu

Mang theo sổ theo dõi y tế của phụ nữ mang bầu

Các mẹ bầu đừng quên mang theo sổ y bạ thai kỳ của mình. Thông tin trên sổ sẽ giúp cho các bác sĩ điều trị trong các trường hợp không may mắn xảy ra trong quá trình bà bầu đi du lịch. Cần ghi lại thông tin các cơ sở y tế, bệnh viện gần nơi bạn đi du lịch. Nhớ mang theo bảo hiểm y tế vì chi phí điều trị nhiều khi quá khả năng thanh toán của bạn, nhất là khi bạn đi nước ngoài.

Thời gian nào đi du lịch là thích hợp nhất?

Thời gian du lịch tốt nhất cho mẹ bầu là tuần thứ 20 đến 30 của thai kỳ. Đặc biệt không nên đi từ tuần 36 đến 38. Ở tuần thứ 13 đến 28 hầu hết phụ nữ không còn cảm giác buồn nôn và đỡ mệt mỏi hơn nên chị em có thể cân nhắc đi du lịch. Trước chuyến đi của mình bà bầu nên đi khám và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để ra quyết định cho chuyến đi của mình.

Phương tiện đi du lịch cho bà bầu

Phương tiện đi du lịch cho bà bầu

Đi máy bay có thể giúp chị em tiết kiệm được thời gian hay đi tàu thủy giúp chị em có nhiều thời gian để ngủ trong hành trình của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai, phương tiện đi lại tốt nhất là xe ô tô vì bạn có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ cấp cứu, chăm sóc y tế hơn và bạn có thể đỗ lại nghỉ ngơi khi cần thiết.

Khi di chuyển, nhớ thắt dây an toàn đúng cách nhằm bảo vệ thai nhi tốt nhất và không nên ngồi trên xe quá 6 tiếng mỗi ngày và thường xuyên nghỉ ngơi trong hành trình của mình. Nếu bạn cầm lái, nhớ giữ khoảng cách từ vô lăng tới xương ngực là 30 cm – khoảng cách an toàn cho thai nhi khi túi khi bật ra trong trường hợp có sự cố. Và đặc biệt, đừng quên mang theo thuốc chống buồn nôn theo đơn của bác sỹ vì triệu chứng này rất phổ biến với chị em mang thai.

Chuẩn bị nhiều thực phẩm bổ dưỡng

Cabin máy bay thường có độ ẩm thấp, khiến hành khách dễ bị mất nước trong các chuyến bay dài. Đối với người bình thường, điều này có thể gây khó chịu nhưng không đáng phải lo ngại. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, mất nước có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, thậm chí là gia tăng các biến chứng như sanh non.

Hãy luôn mang theo nước để uống bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn không khát. Tương tự, đói bụng có thể khiến bạn mệt mỏi và chóng mặt. Đừng quên mang theo một số món ăn nhẹ để lót dạ trên máy bay.

Đi tiểu thường xuyên

Thai phụ thường rất dễ mắc tiểu. Vì vậy, hãy chủ động đi vệ sinh bất cứ khi nào bạn có thể. Ngay cả khi bạn không quá muốn. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn; thay vì phải cắn răng chịu đựng khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh và yêu cầu hành khách không được sử dụng nhà vệ sinh.

Ngồi ghế gần lối đi

Bạn không chỉ cần phải đứng lên để đi vệ sinh mà còn phải di chuyển để tránh tê chân. Vì vậy, chọn ghế ở cạnh lối đi giúp bạn tự do đứng dậy và di chuyển nếu bạn cần.

Vớ y khoa là điều cần thiết

Vớ y khoa là điều cần thiết

Vớ y khoa rất có lợi cho mẹ bầu bởi sự lưu thông máu không đều; có thể khiến chân bạn bị sưng đau và gây nhức đầu.

Mang theo đồ gọn nhẹ

Tập thể dục ở mức nhẹ đến trung bình có ích trong thời kỳ mang thai. Nhưng tập nặng quá thì cực kỳ có hại. Vì vậy, tránh mang hành lý quá nặng hoặc có các động tác như với tay lên cao để lấy đồ. Hãy tận dụng các loại quần áo cho nhiều mục đích. Ví dụ dùng áo khoác để làm chăn hoặc gối. Các đồ dùng tiện lợi như dầu gội đầu hoặc kem đánh răng; có thể được mua tại bất kỳ cửa hàng nào nên bạn không cần phải mang theo.

Hãy trao đổi với bác sĩ riêng xem bạn được phép nâng vật có khối lượng bao nhiêu trong từng giai đoạn mang thai.

Nghỉ ngơi

Nhiều thay đổi trong cơ thể có thể gây căng thẳng và gây mất ngủ cho một số phụ nữ, dẫn đến kiệt sức.

Hãy phân chia thời gian hợp lý trong chuyến đi để bạn có thể nghỉ ngơi. Nếu bạn định lái xe, bạn chỉ nên dành tối đa 5 đến 6 giờ ngồi sau vô lăng mỗi ngày và dừng ở nhiều chặng để nghỉ ngơi, chợp mắt và ăn uống.

Chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi

Hãy lên kế hoạch trước bằng cách liệt kê các số điện thoại; để liên hệ trong tình huống khẩn cấp. Mang kèm bản sao hồ sơ y tế cá nhân. Và nói chuyện với bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo hoặc những thứ cần chú ý.

Nhờ giúp đỡ khi cần thiết

Nhờ giúp đỡ khi cần thiết

Đừng ngại yêu cầu mọi người giúp đỡ vì điều quan trọng nhất là sự an toàn của bạn và con bạn. Hầu hết mọi người đều rất vui lòng hỗ trợ cho một thai phụ.

Nguồn: ivivu.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội