Truyền thuyết về Núi Bà Đen ở Tây Ninh vào dịp tết

Truyền thuyết về Núi Bà Đen ở Tây Ninh vào dịp tết

Tây Ninh nằm trên cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia; là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Tây Ninh có thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo quốc lộ 22; cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.

Cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ khác; tỉnh Tây Ninh cũng là vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên và Nam Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long (vùng đất tương đối bằng phẳng). Có kiến trúc của người Chăm, nền văn minh của người Chăm và người Khmer; được đánh giá là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.

Tây Ninh hiện có hai trong ba ngôi chùa cổ ở Nam Bộ thuộc nền văn hóa Óc Eo còn gần như nguyên vẹn; đó là Tháp Chót mạt nằm ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và Tháp Bình Thạnh nằm ở huyện Trảng Bàng. Trong số các dân tộc thiểu số cùng chung sống; dân tộc Tà Mun ở thành phố Tây Ninh đang làm thủ tục công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam.

Lễ hội núi Bà Đen vào dịp tết

Nếu có một lần được đặt chân lên mảnh đất Tây Ninh, hẳn bạn không thể không tới vãng cảnh Núi Bà; một ngọn núi cao và đẹp nằm giữa vùng đồng bằng Nam Bộ – cách thị xã Tây Ninh 11 km. Cùng khám phá nét đặc sắc của lễ hội này ngay sau đây nhé.

Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch – nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.

Lễ hội núi Bà Đen vào dịp tết

Núi Bà – thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền thuyết; có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng; nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó.

Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Hàng năm vào dịp xuân về; từ chiều 30 tết nguyên Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch – nhất là ngày rằm tháng Giêng; du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.

Viếng thăm đền Linh Sơn Thánh Mẫu

Từ chân núi, khách trẩy hội phải dùng chính sức mình để chinh phục ngọn núi. Khi đến lưng chừng, có thể ghé vào lễ tại đền Linh Sơn Thánh Mẫu trước khi tiếp tục theo đường mòn để lên chùa lễ Phật. Gần đỉnh núi còn có ngôi miếu Sơn thần; đứng tại đây khách có cảm giác như đang lạc vào chốn thần tiên khi nhiều đám mây là là dưới chân.

Viếng thăm đền Linh Sơn Thánh Mẫu

Cũng từ đây khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh hồ Dầu Tiếng; một công trình thủy lợi vào hàng đẹp và lớn ở Việt Nam. Những người hành hương lên núi Bà Đen thường thích xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo; hoặc tiền lẻ như nhận lộc Bà đầu năm, với hy vọng một năm làm ăn phát lộc, phát tài…

Khác với hội Xuân, hội Vía Bà là lễ hội quan trọng nhất trong năm; được tổ chức vào ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch. Hội Vía Bà khởi đầu bằng lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành vào lúc 0 giờ ngày 4 tại điện thờ. Đây là một nghi thức trang nghiêm, người bên ngoài không được tham dự; và cửa điện được đóng kín, đèn nến cũng tắt gần hết.

Ngày lễ vía Bà

Sáu phụ nữ trung niên trong đó có ba ni cô của nhà chùa sẽ cử hành nghi thức tắm tượng. Đầu tiên mọi người đến trước tượng Bà làm lễ thắp nhang; xin được phép tắm và thay áo cho Bà.

Được nửa tuần nhang, dưới sự điều động của một phụ nữ cao tuổi trong nhóm; mọi người bắt đầu cởi áo khoác trên tượng Bà; rồi chuyền tay nhau những gáo nước thơm được nấu từ các loại hoa sen, lài, sứ, quế, dầu thơm… dội lên tượng Bà, kỳ cọ sạch sẽ, sau đó dùng những chiếc khăn khô và sạch được xông hương; để lau khô tượng Bà rồi khoác lên một bộ áo mới.

Ngày lễ vía Bà

Ngày lễ vía Bà chính thức là ngày 5, diễn ra với nghi lễ quan trọng là “Trình Thập Cúng”. Lễ dâng gồm 10 món: hương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu;… và các vị sư thay nhau tụng kinh liên tục trước điện Bà. Ngày 6 của lễ hội núi Bà Đen, các sư sải sẽ đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn; nên ngày này là ngày dành cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá tánh.

Buổi chiều sau lễ cúng ngọ là lễ thí thực cô muối. Đêm đến, các nhà sư lại tiếp tục các chầu kinh siêu độ cho bá tánh. Hàng năm, đến ngày lễ hội núi Bà Đen; dân chúng các tỉnh đến rất đông để đến xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu có đến cả trăm ngàn người.

Nguồn: Dulichmien.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội