Ghé khu di tích Hà Huy Tập để tưởng nhớ vị Tổng bí thư tài ba của dân tộc

Ghé khu di tích Hà Huy Tập để tưởng nhớ vị Tổng bí thư tài ba của dân tộc

Cuộc đời của các nhà hoạt động Cách mạng của dân tộc luôn được ghi chép kĩ lại trong lịch sử dân tộc. Với những cống hiến to lớn dành cho dân tộc trong thời chiến hay những đóng góp có ích cho sự phát triển của nước nhà trong thời bình, tất cả những nhà yêu nước và cán bộ công chức chính quyền Nhà nước đều được ghi nhận lại để tưởng nhớ công ơn. Đặc biệt là những đình, đền, chùa, miếu được xây dựng lên để tưởng nhớ họ. Điển hình như Quần thể khu di tích Hà Huy Tập được nhà nước và người dân xây dựng nên để ghi nhớ công ơn của vị Tổng bí thư tài ba của dân tộc.

Khu di tích Hà Huy Tập được xây dựng mang giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Vừa giúp thế hệ mai sau biết đến cuộc đời sự nghiệp vẻ vang của Tổng bí thư. Vừa giúp đời con cháu noi theo tấm gương tốt của ông, cống hiến hết mình cho dân tộc, cho Đất nước.

Tiểu sử Tổng bí thư Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906. Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Huy Tập là con thứ ba trong gia đình có cha mẹ làm nhà giáo và thầy thuốc.

Khu di tích được xây dựng tại chính quê nhà của ông

Với 35 tuổi đời, trải qua gần 16 năm hoạt động cách mạng. Trong đó có gần hai năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng (tháng 7-1936 đến tháng 3-1938). Với nhiều bí danh và tên gọi khác nhau. Đồng chí Hà Huy Tập đã có nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn. Phối hợp cùng với tập thể Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Đồng chí Hà Huy Tập đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc ta.

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Hà Huy Tập tuy ngắn ngủi. Nhưng những đóng góp của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta là rất quan trọng và to lớn. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng quý giá. Về lý tưởng cộng sản, về tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng. Về ý chí chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân.

Khu di tích được xây dựng tại chính quê nhà của ông

Mộ phần của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập tọa lạc tại đồi Đồng Lem, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Quần thể Khu di tích Hà Huy Tập được chia làm hai phần. Gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ Hà Huy Tập được đặt tại miếu Đồng Lem. Diện tích khoảng 8.000 m2. Được xây và hoàn thành vào tháng 12/2009.

Khu di tích được chú trọng đầu tư xây dựng và bảo tồn

Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh năm 1906, quê quán ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Thân phụ là Hà Huy Tương làm nghề dạy học và bốc thuốc. Thân mẫu Nguyễn Thị Lộc làm nông. Năm 1919, Hà Huy Tập thi đậu và được cấp học bổng vào trường Quốc học Huế. Bốn năm sau ông tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu. Nhưng vì gia đình nghèo, ông không đủ điều kiện để học tiếp ở bậc cao hơn, nên nhận làm giáo viên trong một trường tiểu học tại Nha Trang (Khánh Hòa). Sau ông chuyển về dạy học tại trường Cao Xuân Dục tại Vinh (Nghệ An) và tham gia Hội Phục Việt.

Năm 1929-1932, Hà Huy Tập theo học tại trường Đại học Phương Đông (Nga). Sau đó chủ trì Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Trung Quốc năm 1935. Một năm sau, ông về nước hoạt động, được bầu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng. Năm 1938, ông bị địch bắt, kết án tử hình vào năm 1941 cùng với các nhà cách mạng khác.

Nơi lưu giữ tài liệu và tưởng niệm vị Tổng bí thư tài ba

Cách khu mộ khoảng 2 km là khu lưu niệm. Bao gồm hệ thống nhà thờ, nhà trưng bày cùng nhiều hạng mục khác. Trong khuôn viên rộng 15.000 m2 đặt ở thôn 8, xã Cẩm Hưng. Nhà trưng bày diện tích khoảng 150 m2. Với 80 bức ảnh cùng hàng trăm tài liệu, hiện vật. Tất cả đều có liên quan đến dòng họ Hà và cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hà Huy Tập.

Nơi lưu giữ tài liệu và tưởng niệm vị Tổng bí thư tài ba

Điểm nhấn của khu lưu niệm là ngôi nhà tranh 5 gian, lịch sử hơn 100 năm. Nơi Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời và gắn bó tuổi thơ cùng gia đình. Trước kia, ngôi nhà tọa lạc ở một vùng đất khác ở làng Kim Nặc. Cách khu lưu niệm 3 km về phía Đông. Năm 1977, nhà chức trách đã chuyển công trình về đây, bảo tồn nguyên trạng. Năm 2004, khu di tích Hà Huy Tập được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khu di tích được chú trọng đầu tư xây dựng và bảo tồn

Phía trong các gian nhà lưu giữ nhiều hiện vật nguyên gốc. Như cũi đựng thức ăn, cối xay lúa, chum nước gắn liền với cuộc sống ngày xưa của gia đình Hà Huy Tập. Khu lưu niệm có 3 cụm tượng làm bằng đá xanh. Được đặt tên là Cội nguồn, Nỗi đau mất nước và Chân lý cách mạng. Trên ảnh là cụm tượng Chân lý cách mạng. Mô tả hình ảnh người dân cầm vũ khí đấu tranh để bảo vệ nền độc lập.

Đầu tháng 1, công nhân đang trồng mới nhiều cây xanh ở lối ra vào khu mộ của cố Tổng Bí thư. Theo đại diện Ban quản lý Khu di tích Hà Huy Tập, mỗi năm có hàng chục nghìn khách trong nước và quốc tế đến đây tham quan, thắp hương tri ân, học tập và nghiên cứu lịch sử.

Truy cập tại Giá trị lịch sử để tìm hiểu thêm nhiều thông tin mới nhất.

Nguồn: didulich.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội