Tết Trung Thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bởi nó đã cho mình nguồn gốc và ý nghĩa thú vị. Tuy nhiên, có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ về những câu chuyện kỳ bí và phong tục Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu không thể thiếu hình ảnh những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà; tượng trưng cho sự may mắn và bình an.
Vào dịp Tết Trung Thu, hầu hết người dân Trung Quốc sẽ đổ xô đi thưởng ngoạn vẻ đẹp của trăng rằm. Mặt trăng mọc là thời khắc thiêng liêng đối với nhiều người. Và ánh trăng thể hiện các thành viên trong gia đình đang ở bên nhau.
Ở Việt Nam – một đất nước có nền văn hóa lúa nước, mặt trăng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Rằm tháng tám đẹp nhất bầu trời, khí hậu mát mẻ, ánh trăng soi rõ thời gian từng cảnh từng đêm. Lúc này cũng là lúc nhàn nhã nhất; mọi người có thể vừa thưởng ngoạn ánh trăng, vừa có thể hòa mình vào không gian.
Tết dành cho trẻ em
Tết Trung thu ở Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau; cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các loại thức ăn đồ uống;… đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.
Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”; bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành; thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
Tết Trung Thu ở Việt Nam là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng; mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng; trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Thưởng trăng đêm rằm Trung Thu
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ; tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Trong ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng; treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn.
Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em; và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ; tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
Lễ hội Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng; bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra.
Múa lân đối đáp, sum vầy bên nhau
Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm; nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn; ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn; Tết Trung Thu ở Việt Nam còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai; và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Nguồn: Dulichmien.net