Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ, do dãy núi Rồng kéo dài 5 km ra biển; độ cao từ 25 đến 130 m, Quận Đồ Sơn nằm ở phía đông nam thành phố Hải Phòng. Trong dịp lễ hội mùa xuân, người dân từ khắp nơi đổ về Đồ Sơn để viếng đền Bà Đế và cầu mong mưa thuận gió hòa.
Ngoài ra, một lễ hội được tổ chức hàng năm tại Đảo Dấu (Đồ Sơn). Vào ngày này, người dân Đồ Sơn, đặc biệt là các doanh nhân từ khắp nơi xuống thuyền ra đảo chiêm bái, thắp hương cầu mong làm ăn thuận lợi, cả năm bình an. Đồ Sơn là khu du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất miền bắc. Đồ Sơn được đông đảo du khách thập phương và du khách quốc tế đến đây tắm biển, nghỉ dưỡng và leo núi, cắm trại, ngắm cảnh biển tuyệt đẹp.
Một trong những sự kiện văn hóa nổi bật là “Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”. Lễ hội được chia làm hai đợt: ngày 6/8 âm lịch và ngày 9/8 âm lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Các trận đấu chọi trâu vòng chung kết được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng.
Đặc sắc hội chọi trâu
Hải Phòng vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Năm 2012, lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.
Ngày hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người; mà còn là một thú chơi lắm công phu; từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì, kỳ công. Trâu tham gia hội thi phải được những người có nhiều kinh nghiệm chọn kỹ và chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian truân.
Đồ Sơn lưu truyền một bài văn vần mô tả 16 điều tỉ mỉ về đầu, mặt, trán, tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi, bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu, cố nhiên là trâu đực. Kiếm được trâu đủ các tiêu chuẩn đã đúc kết là rất khó.
Diễn biến của lễ hội chọi trâu
Mở đầu lễ hội là cuộc tế lễ kéo dài gần đến trưa mới xong. Tiếp theo là đám rước trâu độc đáo có phường bát âm cùng một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Sáu con trâu được tắm rửa sạch sẽ, lưng trùm vải đỏ, sừng thắt dải lụa hồng. Sau đến nghi thức múa cờ của 24 thanh niên như là 2 đội quân đang giao chiến.
Múa cờ xong, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau, với các động tác điêu luyện…. Khán giả hò reo cổ vũ.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần; phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng.
Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”; là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình.
Náo nhiệt của ngày hội
Từ đây, lễ rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.
Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la.
Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la; có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng; có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến; thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.
Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc – nam của sới đấu; từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi; hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài.
Ngày hội gắn với tục tập xưa
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội; năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội; các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.
Nguồn: Dulichmien.net