Kiến trúc văn hóa và tầm vai trò trong đời sống xã hội hiện nay

Kiến trúc văn hóa và tầm vai trò trong đời sống xã hội hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực trong đời sống xã hội thì nhu cầu thẩm mỹ của con người đối với không gian sống, làm việc cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Từng có một câu nói nổi tiếng cho rằng âm nhạc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng lặng qua các nốt nhạc, còn kiến trúc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng trống. Chính vì vậy, từ xa xưa kiến trúc văn hóa đã được xem như một tấm gương phản ánh trung thực nhất về thời đại.”

Đặc biệt, một công trình kiến trúc dù ở thời đại nào cũng sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước. Kiến trúc chính là thước đo cho thấy được sự sáng tạo, tư duy, nhạy bén cũng như mắt thẩm mỹ của con người qua từng thời đại khác nhau. Nhờ có kiến trúc mà nhu cầu của con người về không gian làm việc, sinh hoạt mới được đáp ứng một cách hoàn thiện và đầy đủ nhất.

Vậy nên, có thể khẳng định vài trò quan trọng của kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn. Chính vì thế, kiến trúc nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, cùng với đó ngành Kiến trúc cũng được đa số các bạn trẻ theo đuổi với nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển. 

Tìm hiểu thông tin về kiến trúc

Kiến trúc là quá trình tạo lập môi trường không gian cho cuộc sống và hoạt động của con người. Sơ khai, kiến trúc lo nơi cư trú, quá trình phát triển loài người hình thành cộng đồng và tổ chức xã hội, kiến trúc thực hiện sứ mệnh tạo cơ sở vật chất hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động con người, phát triển kinh tế và tạo diện mạo cho đô thị – nông thôn.

Bản sắc của văn hóa trong kiến trúc không phải là luôn bất biến. Mà nó có chọn lọc, có đồng hành. Người làm kiến trúc, đặc biệt là thiết kế không thể ngồi trong phòng điều hòa; máy lạnh ở Thủ đô mà có thể vẽ; thiết kế nhà ở Tây Nguyên; ở vùng rừng núi Tây Bắc… Mà phải đến tận nơi, sống và tìm hiểu bản sắc văn hóa của vùng, miền đó trước khi bắt tay vào vẽ. Từ đó mới có thể cho ra đời những tác phẩm kiến trúc thể hiện nét văn hóa bản sắc của dân tộc.

Tìm hiểu thông tin về kiến trúc

Kiến trúc mang nhiều ý nghĩa

Kiến trúc được nâng tầm cao khi là một bộ phận trong nền văn hóa vật chất của xã hội, thực hiện vai trò công năng, dùng hình thức biểu hiện ý thức xã hội (quan điểm, triết học, tôn giáo, nghệ thuật của con người). Trong những năm trở lại đây khi nói đến kiến trúc, rất nhiều gia đình hướng con mình theo đuổi ngành nghề này. Còn trong thời gian trước, nhắc đến kiến trúc thì ai ai cũng đều gạt bỏ vì cho rằng nó không thực tế.

Thậm chí có nhiều người còn không biết đến trúc là gì. Một số người không tìm hiểu còn nghĩ rằng, muốn xây cái gì thì cứ gọi “thợ” đến và nói với họ về mong muốn của mình là xong. Cần gì đến việc nghiên cứu về đường lối kiến trúc và kiến trúc sư cho phiền. Nhưng càng về sau, họ càng phát hiện ra đó là một sai lầm.

Với ý nghĩa đó, kiến trúc văn hóa có tính xã hội rất cao, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng chịu không ít tác động có tính quyết định, trong đó có vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhiều thành phần và đặc biệt chịu sức ép của lợi nhuận khi “tác phẩm” không còn được độc tôn trong mục đích mà “món hàng” mới là chính yếu.

Trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu rộng rãi quốc tế; ý nghĩa xã hội và tác động đã vượt khỏi ranh giới địa phương, ranh giới tự tại. Tuy vậy, sự phát triển nhân loại cũng kéo theo sự phát triển kiến trúc; đồng hành trên cùng vòng xoáy ốc hình chóp để vươn tới đỉnh cao, không tụt hậu, không dừng lại.

Kiến trúc văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại

Người ta hay nói tinh thần đi trước, vật chất có sau. Kiến trúc là một vận động theo vòng khép kín. Sáng tác trước, thành quả thực tiễn kiểm nghiệm tư duy; thúc đẩy tư duy điều chỉnh hay sáng tạo ra vật chất mới tiến bộ hơn. Vậy để phát triển cần phải có sáng tạo; đó là cái khác biệt giữa kiến trúc và xây dựng và cũng là yêu cầu cần có KTS.

Kiến trúc văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại

Mục tiêu của kiến trúc văn hóa

Kiến trúc trước hết phải “đáp ứng”. Đó là bản năng gốc của nó, và luôn cần sáng tạo để thích ứng với mọi biến đổi chung của xã hội; của ngành, của phát triển thời đại trong đó có Khoa học Công nghệ (KHCN). Sự phát triển kiến trúc trên thế giới; cho ta thấy có nhiều sáng tạo đột phá mang tính “hướng dẫn” xã hội.

Làm thay đổi nếp sống con người; cộng đồng và biến đổi có tính cách mạng đối với trào lưu; xu hướng kỹ thuật – nghệ thuật kiến trúc (như sự xuất hiện bê tông và thép; thang máy làm nên kiến trúc cao tầng đa dạng hình khối; vật liệu mới làm phong phú hình thức màu sắc; xuất hiện nhà ở cho đô thị vừa ở vừa thương mại; nhà chung cư, gần đây có khu hành chính tập trung, kiến trúc xanh, nhà và đô thị thông minh)…

Để có được tư duy mang tầm chiến lược KTS không chỉ có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng. Mà cần phải có tầm nhìn và sự nhạy cảm; biết kết nối mọi lĩnh vực liên quan từ xã hội – con người đến kiến trúc; có nhiệt huyết và bản lĩnh vực với nghề thì mới hy vọng; có đột phá làm cho kiến trúc Việt Nam tiệm cận tầm khu vực và thế giới.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích tại: Tin Tức VFS.

Nguồn: tapchikientruc.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội