4 đặc sản Sa Pa làm xiêu lòng du khách thập phương

4 đặc sản Sa Pa làm xiêu lòng du khách thập phương

Sa Pa được mệnh danh là miền đất hứa đối với du lịch. Nơi đây không chỉ có thắng cảnh đẹp. Nó còn ẩn chứa cả thế giới ẩm thực độc lạ. Nếu bạn đặt chân đến với miền đất này, bạn sẽ say mê. Đó là món thịt trâu gác bếp lạ miệng. Từng thớ thịt dai ngọt, hòa quyện với hương khói nồng nàn. Ăn một miếng thịt trâu gác bếp, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của thảo quả, gia vị vô cùng mới lạ.

Hoặc, đến Sa Pa, bạn cũng có thể thử món cơm lam dẻo thơm. Món ăn được chuẩn bị từ gạo nếp nương dẻo thơm. Sau khi đã được ngâm cho nở hết, gạo được cho vào từng ống tre, nứa. Sau đó, họ sẽ đem buộc đầu lại bằng lá rong hoặc lá tre. Cuối cùng, có thể hấp, nướng để cho cơm chín. Vị của cơm lam khi bóc ra khỏi ống tre rất ngon. Vừa đậm đà vị ngọt bùi của gạo nếp, vừa có mùi thơm của tre nữa. Bởi thế, đây là món ăn được nhiều du khách si mê. Họ còn mua cơm lam về làm quà cho người thân. Mang hương vị núi rừng về với bản địa, cho người thân yêu thưởng thức.

Thịt trâu gác bếp thơm ngon

Thịt trâu gác bếp là món ăn quen thuộc của đồng bào dân tộc miền núi nhưng lại khá lạ miệng với du khách miền xuôi. Đối với người dân nơi đây mà nói thịt trâu gác bếp đã trở thành một món đặc sản Sa Pa không thể thiếu trong những dịp lễ tết quan trọng. Hay trong chính những mâm cơm gia đình. Món ăn này được nghĩ ra bởi người Thái đen và được bà con miền núi học tập như một phương thức bảo quản thịt được lâu hơn.

Những miếng bắp đùi thịt trâu tươi rói, đã được lọc qua hết phần mỡ thừa. Và gân rồi được tẩm ướp theo công thức gia truyền mới có thể tạo nên món ăn đặc sản vạn người mê này. Người ta ướp gia vị gồm thảo quả, sả, gừng, ớt, tỏi,… Cùng một thứ hương vị núi rừng vô cùng đặc biệt. Đó là quả mắc khén đã giã nhỏ. Mắc khén là một loại gia vị đặc biệt chỉ có ở vùng núi Tây Bắc mà thôi. Vì vậy, món thịt trâu gác bếp Sa Pa luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Khác hẳn những loại thịt khô khác ở dưới xuôi. Người ta cũng khéo léo tẩm ướp gia vị rồi để ngấm trong vòng từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ.

Gác bếp và chế biến

Khi miếng thịt trâu đã trở lên đậm đà, ngấm hương liệu thì người ta sẽ dùng những chiếc que xiên từng miếng thịt. Rồi treo ngược lên gác bếp. Để cho thịt chín từ từ theo thời gian. Sau đó, người ta chất bếp gần đó để khói nóng luồn vào từng thớ thịt. Và các gia vị tẩm ướp lên men dần. Cũng tùy thịt vào kích thước của miếng thịt. Và công thức tẩm ướp khác nhau. Món thịt trâu gác bếp có thể bảo quản được trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 tháng. Món ăn đặc sản này đòi hỏi người làm phải thực sự khéo léo. Bếp đun phải đủ tầm và tẩm ướp theo một công thức gia truyền. Nếu không miếng thịt có thể dai và cứng.

Món thịt trâu gác bếp có thể chế biến được thành ngàn lẻ một món ăn khác nhau từ hầm, xào, nấu, nướng,… Người miền Bắc thường thích ăn món thịt trâu gác bếp nướng, nhắm với bia rượu. Cầm miếng thịt trên tay, xé ra thành từng sợi nhỏ. Chấm với tương ớt thì tuyệt vời. Nhưng đặc biệt hơn, có một chén rượu ngô nồng. Hay rượu táo mèo cay xè càng làm món ăn kích thích vị giác hơn. Lúc này, ta có thể cảm nhận rõ rệt hương vị của khói, của mắc khén rừng,… Những hương vị rất riêng của Tây Bắc. Đừng quên mua thịt trâu gác bếp Sapa về làm quà cho người thân và bạn bè sau chuyến đi du lịch nhé. Bởi đây là món ăn mà từ già đến trẻ, chẳng ai nỡ chối từ.

Cơm lam dẻo thơm miền rừng núi

Cơm lam dẻo thơm miền rừng núi

Du lịch Sapa không thể bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những ống cơm lam dẻo bùi. Đặc sản Sapa chứa đựng tinh hoa của núi rừng Tây Bắc. Chỉ là hương vị của gạo, muối vừng. Cùng với nước suối tinh khiết thôi mà sao khiến người ta thích mê đến vậy chứ?

Cách làm cơm lam Sapa cũng vô cùng đa dạng. Nhưng cơ bản sẽ là gạo nếp được cho vào những ống tre. Cùng với nước suối rồi đêm hơ dưới ngọn lửa cho đến khi cơm chín. Riêng điều khác biệt ở đây chính là hương vị. Gạo nếp. Đó phải là gạo nếp thu hoạch từ ruộng bậc thang. Nước thì phải là nước suối trong trẻo. Cùng với sự khéo léo khi hơ ống trên ngọn lửa sao cho cơm chín đều. Khi bóc ra, những lõi cơm màu trắng ngần, nõn nà mà thuần khiết khiến ai cũng muốn nâng niu.

Với bà con dân tộc miền núi, món cơm lam luôn gắn liền với những ngày đi làm nương rẫy ở xa. Hay những ngày gia đình quây quần tụ họp,… Cơm lam ăn một mình đã ngon. Nhưng nếu kết hợp cùng muối vừng hay thịt thì còn đậm đà hơn nhiều đấy! Và cũng bởi cơm lam gần như là món ăn đặc trưng cho vùng núi. Vậy nên cứ đến đây là du khách kiểu gì cũng sẽ thoáng trong đầu món ăn này. Và cứ thế thòm thèm cả chuyến đi.

Thắng cố –  Đặc sản Sa Pa độc lạ

Thắng cố -  Đặc sản SaPa độc lạ

Món ăn tiếp theo góp phần làm lên tinh hoa ẩm thực Tây Bắc. Mà chắc chắn khá nhiều du khách lớn tuổi yêu thích: Thắng cố. Đây là món ăn đặc sản Sapa của người Mông sống ở vùng cao. Nhưng được đông đảo người dân từ miền núi đến miền xuôi ưa thích. Những miếng thịt ngựa thơm ngon, nấu cùng nội tạng ngựa cùng 12 thứ gia vị bắt buộc. Đó là: gừng, thảo quả, sả, quế chi,… mới có thể tạo nên ‘linh hồn’ cho thắng cố.

Nồi thắng cố được ninh nhừ trong vòng vài giờ đồng hồ cho đến khi tất cả đều chín mềm. Người ta thường ngồi quây quần bên nồi thắng cố, ăn cùng rau sống rồi nhâm nhi chén rượu ngô giữa tiết trời se se ở Sapa thì còn gì bằng? Không biết đã có biết bao người lữ hành đã trót say mê dư vị nồi thắng cố mà lưu luyến Sapa chẳng muốn rời.

Thắng Cố được biết đến là món ăn truyền thống của người H’Mông, bắt nguồn từ vùng núi Hà Giang. Trước đây, người dân bản địa chế biến biến từ một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này, thịt trâu bò cũng đươc đưa vào để nấu món thắng cố. Nhiều người không ăn nổi món thắng cố Sapa, bởi họ nghĩ đến ruột non đang còn cả lớp phân trắng nhưng khi ăn nhiều rồi thành ra nghiện thắng cố. Nghiện mùi hôi bùi mà lại có vị đắng của món ăn đó, một dư vị tuyệt vời của ẩm thực vùng cao.

Đặc sản Sa Pa: Gà ác nướng mật ong ngon rút lưỡi

Đặc sản SaPa: Gà ác nướng mật ong ngon rút lưỡi

Gà ác được biết đến lâu nay như một món ăn quý hiếm và bổ dưỡng. Giống gà ác vốn nhỏ nhắn nhưng lại vô cùng ngọt thịt. Nhờ vào đặc tính đó, người dân Sapa đã cách điệu món gà ác thông thường thành món gà ác nướng mật ong, vừa bổ dưỡng lại vừa thơm ngon đúng điệu.

Sau khi đã sơ chế xong gà, người ta tẩm ướp gia vị theo công thức gia truyền rồi phết bên ngoài da gà một lớp mật ong mỏng rồi đem đi nướng. Chưa cần gà chín thì hương thơm mật ong đã tỏa ra thơm nức mũi. Con gà khi chín có màu vàng ruộm, lớp ngoài bóng bẩy và giòn, bên trong thịt ngọt, mềm và đậm đà gia vị. Thịt gà ác nướng mật ong phải chấm kèm muối tiêu chanh và lá bạc hà thì mới chuẩn vị, tạo nên một món ăn ngon không lối thoát đối với du khách du lịch Sapa.

Tẩm mật ong vào thịt gà có vẻ như là một công việc dễ làm nhưng đây là là một khâu cực kỳ công phu, đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ của người làm để có được vị đậm đà, thơm lừng của mật ong. Nếu cho quá ít mật ong thì thịt gà không thơm còn nếu tẩm quá nhiều thì món thịt gà sẽ bị cháy, đắng rất khó ăn. Có thể nhồi thêm vào bụng con gà hỗn hợp nhân gồm thịt nạc xay nhuyễn, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu, gia vị… rồi đem nướng tạo mùi thơm từ bên trong.

Kết

Du lịch Sapa quả thật là chuyến đi mang lại cho chúng ta biết bao những cung bậc cảm xúc từ khung cảnh thiên nhiên trữ tình, những lễ hội vui tươi cho đến nét ẩm thực miền sơn cước làm ngất ngây lòng người. Vì vậy, đừng bỏ lỡ dịp thưởng thức 4 món ăn đặc sản Sapa ngon xuất sắc này trong chuyến du lịch sắp tới của bạn nhé!

Nguồn: Kynghidongduong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội