Ẩm thực bình dị ở Sài Gòn được thể hiện qua sự sáng tạo trong món bánh tráng

Ẩm thực bình dị ở Sài Gòn được thể hiện qua sự sáng tạo trong món bánh tráng

Nhắc đến Sài Gòn, chúng ta có thể nhớ ngay đến những địa điểm du lịch nổi tiếng hay những khu mua sắm nguy nga, tráng lệ phải không nào? Ngoài ra, ẩm thực Sài Gòn còn được biết đến là nơi phong phú và đa dạng, có rất nhiều món ăn nổi tiếng mang hương vị vùng miền khác nhau.

Không chỉ đến Sài Gòn, những thực khách mới có thể thưởng thức ẩm thực xa xỉ đầy cám dỗ, ngay cả trên vỉa hè, bạn cũng khó lòng thoát khỏi món ngon khiến bạn mê mẩn. Đặc biệt là những hàng bánh tráng ăn ở vỉa hè giá cả hợp lý mà ăn một lần bạn khó có thể quên được hương vị của nó. Bởi hương vị của nó vẫn rất ngon và đặc biệt.

Và nếu nói giới trẻ Sài Gòn có bánh tráng ngon ở đâu, ai cũng sẽ “ghim” ngay trong đầu vài địa điểm bán để có thể dạo một vòng. Có thể nói, trên bất cứ con phố nào ở thành phố này, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong hay những xe hàng, quán ăn vặt bán bánh tráng cuốn với muôn vàn sự thay đổi hấp dẫn và thú vị. Nếu có thời gian, bạn có thể dạo một vòng Sài Gòn và nếm thử những biến tấu đa dạng của bánh tráng Sài Gòn để cảm nhận sự khác biệt và thích thú.

Bánh tráng kẹp

Bánh tráng kẹp Sài Gòn

Bánh tráng kẹp được du nhập từ miền Trung và trở thành món ăn vặt không thể bỏ qua của giới trẻ Sài Gòn. Có 2 loại bánh tráng kẹp là bánh tráng giòn và mềm. Bánh kẹp giòn thường có giá khoảng 5k còn bánh tráng mềm có giá khoảng 10k.

Bánh tráng kẹp cũng có nhiều hương vị khác nhau như bánh tráng kẹp pa tê, bánh tráng kẹp trứng cút ốp la, bánh tráng kẹp khô bò, bánh tráng kẹp mắm ruốc… Và khác với bánh tráng nướng, bánh tráng kẹp đã được cắt sẵn thành từng miếng nhỏ nên dễ cầm và thuận tiện hơn khi ăn.

Bánh tráng sau khi được cho các nguyên liệu theo yêu cầu sẽ được đặt lên vỉ nướng giòn. Khi ăn, thực khách sẽ cho nước chấm lên bánh rồi kẹp lại và thưởng thức. Hoặc có khi khách sẽ chấm hẳn bánh vào nước chấm để đậm vị hơn.

Một trong những quán bánh tráng kẹp nổi tiếng hiện nay ở Sài Gòn là quán bánh tráng kẹp dì Hoa trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4. Và nếu ghé qua đây vào giờ cao điểm khoảng 5 – 6 giờ chiều thì có lẽ bạn sẽ đợi hơi “dài cổ” vì lúc này quán cực kỳ đông khách.

Bánh tráng trộn – món ăn vật phổ biến

Bánh tráng trộn – món ăn vật phổ biến

Có rất nhiều món ăn được chế biến từ bánh tráng. Đặc biệt là món bánh tráng trộn. Đây có thể nói là món ăn vặt phổ biến trong ẩm thực Sài Gòn. Bánh tráng trộn là một trong những món ăn đường phố đầy hấp dẫn của giới trẻ Sài Gòn. Không quá khó cho bạn có thể tìm thấy một tiệm bánh tráng trộn ở đường phố Sài Gòn.

Bánh tráng trộn Sài Gòn từ lâu đã là món ăn vặt yêu thích của bao thế hệ học sinh. Chẳng những vậy, cả người đi làm cũng phải xuýt xoa trước hương vị hấp dẫn của nó. Bánh tráng trộn có gốc từ bánh tráng muối tôm Tây Ninh. Món bánh này được biến tấu trở thành đặc sản mà bất kỳ ai đến cũng muốn thưởng thức.

Đặc biệt, ở Sài Gòn loại bánh này được thêm nhiều nguyên liệu, gia vị. Do vậy, khiến phần bánh tráng thêm đặc sắc với khô bò, rau răm, trứng cút… Có lẽ giờ đi đâu, ngõ đường nào ở Sài Gòn, bạn cũng tìm thấy bánh tráng trộn với giá từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng.

Bánh tráng cuốn với bơ siêu ngon

Bánh tráng cuốn với bơ siêu ngon

Bánh tráng cuốn được làm từ bánh tráng màu đỏ hoặc trắng cuốn lấy phần nhân gồm trứng cút, hành phi, bơ…Bánh tráng cuốn thường được dùng để “đổi vị” cho cho người ăn. Bởi vì chúng hay được bán cùng một xe đẩy với bánh tráng trộn.

Bánh tráng cuốn có vị dai nhiều hơn bánh tráng trộn với giá bán từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng. Nó tuỳ vào số cuốn và bạn có yêu cầu thêm khô mực; hay khô bò rắc thêm để ăn kèm không.

Nếu đã quá quen thuộc với món bánh tráng trộn, thì bạn thử đổi vị sang món bánh tráng cuốn bơ. Chỉ cần bạn ăn thử một miếng, bạn sẽ thưởng thức được vị dai dai của bánh tráng, thơm của trứng, hành phi, bò khô, ngậy ngậy của đậu phộng, vị mặn của muối tôm đọng lại nơi đầu lưỡi.

Bánh tráng bơ có lẽ là món ăn đơn giản nhất biến tấu từ bánh tráng nhưng độ gây nghiện lại vô cùng dữ dội. Bánh tráng bơ đơn giản chỉ có lá bánh, chút bơ vàng, muối tôm nhuyễn, ăn đến đâu cuốn đến đó.

Chỉ vậy thôi mà bao nhiêu ăn cũng không đã thèm. Cái ngon của bánh tráng bơ là vị bơ ngấm vào bánh, những người ăn được nhiều bơ nên cảm giác béo thơm càng thêm khoái khẩu. Giá bánh tráng bơ chỉ khoảng 5 ngàn đồng, một số nơi bán bơ ngon, có tên tuổi thì một phần có khi lên đến 20 ngàn đến 80 ngàn đồng/ phần lớn.

Bánh tráng chấm

Bánh tráng chấm

Bánh tráng chấm nước mắm me là món ăn được các bạn trẻ rất yêu thích. Vị me chua chua kết hợp với một số gia vị đã tạo nên một hương vị nước mắm me đậm đà, khó quên khi chấm cùng bánh tráng.

Thay vì cuốn bơ, bánh tráng chấm me là một biến thể khác có cách ăn thú vị không kém. Toàn bộ hỗn hợp gồm nước sốt me, đậu phộng, hành phi…sẽ được người ăn tuỳ ý trộn chung vào một chiếc ly nhựa nhỏ.

Lá bánh tráng xé ra, cuốn lại vừa ăn, ăn đến đâu chấm nước me đến đấy. Lúc đó cũng không quên “vớt” thêm vài miếng đậu phộng rang bùi bùi. Bánh tráng me có vị chua ngọt, rất kích thích vị giá, một phần chỉ khoảng 10 ngàn đồng.

Bánh tráng nướng – pizza phiên bản Việt

Bánh tráng nướng – pizza phiên bản Việt

Bánh tráng nướng nổi tiếng là một trong những món ăn hấp dẫn nhất dành cho giới trẻ. Nó còn được gọi bằng một cái tên vô cùng ưu ái đó chính là “Pizza”. Một chiếc bánh tráng nướng đúng chất là phần đế bánh phải mỏng. Nó có thể được làm từ một loại nguyên liệu rất thuần Việt.

Để có được một chiếc bánh chín giòn đều mà không bị cháy. Và hơn thế nữa là ngon đúng điệu và đẹp mắt; thì cần đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Và muốn bánh tráng nướng được ngon nhất. Khi nướng còn phải xoay tròn đều chiếc bánh trên vỉ nướng. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà bánh tráng nướng được thay đổi các nguyên liệu khác nhau cho phù hợp.

Muốn ăn bánh tráng nướng dễ nhất là đến khu Hồ Con Rùa – nhà thờ Đức Bà quận 1. Ngoài ra, khu vực cổng trường học cũng là nơi bạn dễ dàng tìm được bánh tráng nướng.

Khác với “gu” ăn ở Đà Lạt, bánh tráng nướng Sài Gòn sau khi nướng được gấp đôi lại tạo thành hình bán nguyệt dễ cầm ăn khi đi dạo, vỏ bánh rất giòn, nhân gồm trứng cút đánh tan nướng chín, thịt băm và hành lá. Một chiếc bánh giá khoảng 7 ngàn đến 10 ngàn đồng.

Bánh tráng chiên – sự sáng tạo của người phụ nữ Việt Nam

Bánh tráng chiên – sự sáng tạo của người phụ nữ Việt Nam

Nhắc đến món bánh tráng chiên, thì đây là một món ăn có nguồn gốc đặc biệt. Đó là do một người phụ nữ có tên Đường nghĩ ra. Sau một thời gian dài bán bánh tráng trộn, bánh tráng muối và tủ trái cây.

Món ăn khiến bạn không bị ngấy chính là bánh tráng đã được chiên sẵn; và để ráo dầu, giòn rụm trong miệng ăn rất độc lạ. Công đoạn làm bánh tráng chiên có rất nhiều những nguyên liệu. Nào là nước sốt dầu được làm theo bí quyết riêng của dì Đường. Nào là dầu hành thêm một chút đường vàng quẹo lại sền sệt.

Bên cạnh đó, những gia vị nêm nếm cũng được cân đong đo đếm một cách khéo léo như hành phi vàng ươm, tóp mỡ phi tỏi thơm lừng, sốt bơ béo ngậy, chút rau răm xanh the the, xoài keo chua ngọt bào sợi và cả tương ớt, ớt tươi sa tế cho những ai thích ăn cay.

Là một kiểu “biến hoá” mới từ món bánh tráng cuốn. Bánh tráng chiên được chế biến bằng cách dùng bánh tráng cuốn chiên giòn lên để có lớp vỏ bên ngoài giòn. Còn nhân gồm thì vẫn là hành lá, trứng cút, pate…

Do chiên nên món này có độ béo hơn hẳn bánh tráng nướng. Bánh tráng chiên khá khó tìm ăn, chỉ thấy ở khu vực Hậu Giang quận 6 hoặc Lê Đức Thọ quận Gò Vấp. Giá bán một phần khoảng 20.000 đồng.

Bánh tráng sa tế – chế biến đơn giản nhưng là ghiền

Bánh tráng sa tế Sài Gòn - chế biến đơn giản nhưng là ghiền

Tuy không quá phong phú hương vị. Nhưng chính cái cay the của sa tế đã giúp món ăn này được nhiều dân ăn hàng yêu thích. Thú vị nhất là khi thưởng thức, bạn phải tự tay vắt tắc, cho thêm tỏi phi, hành phi vào sa tế; rồi dùng miếng bánh tráng để trộn thật điều.

Là món bánh tráng đơn giản nhất và cũng rẻ tiền nhất. Bánh tráng sa tế đơn giản chỉ có bánh tráng mềm được cắt sợi. Trộn với dầu sa tế cho bánh mềm, thấm vị, mặn mòi và cay cay. Bánh tráng sa tế đôi khi được thêm khô bò, khô mực, một vài quả tắc (quả quất) cho chua chua. Chỉ với 10 ngàn đồng là bạn đã có một bịch bánh tráng sa tế ngon lành rồi.

Nguồn: monngonnambo.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội