Tìm hiểu nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc La Ha

Tìm hiểu nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc La Ha

Người La Ha còn có nhiều tên gọi khác nhau, như Klá, Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. Laha được chính thức công nhận là một trong 54 dân tộc của Việt Nam

Người Laha chủ yếu sống dựa vào luân canh cây trồng nên việc hái lượm quan trọng hơn săn bắt và đánh cá. Ngày nay, nhiều làng đang canh tác lúa nước. Người Laha đã biết đắp bờ để chống đốt nương làm rẫy. Một số nơi biết sử dụng phân bón. Người Laha thường chăn nuôi lợn và gà. Họ cũng nuôi trâu, bò để làm ruộng.

Trai gái La Ha có thể quen nhau mà không bị cha mẹ ép cưới. Tuy nhiên, việc kết hôn phải được sự đồng ý của cha mẹ hai bên. Để thừa nhận tình yêu của mình, anh ta phải đến nhà cô gái trước khi trò chuyện bình thường, sử dụng sáo, đàn nhị và lời ca. Sau lễ ăn hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu cau do nhà trai mang đến thì nhà trai sẽ tổ chức lễ ăn hỏi và xin ở lại nhà gái. Chàng trai phải ở rể duy trì hợp pháp từ 4 đến 8 năm. Hết hạn, đám cưới bắt đầu. Cô dâu được phép trở về nhà chồng và đổi tên thành họ của chồng.

Lễ hội đặc trưng của người La Ha

Chỉ chiếm 0,87% dân số của tỉnh, dân tộc La Ha vẫn duy trì phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng. Trong đó, Lễ hội Pang A, mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc La Ha, vẫn được bà con chú trọng lưu truyền, bảo tồn và phát triển.

Lễ hội Pang A (Lễ hội mừng măng mọc) thường được tổ chức hằng năm (có nơi từ 2 đến 3 năm tổ chức 1 lần, với quy mô lớn hơn) vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch. Đây là mùa măng đắng mọc, một món ẩm thực rất riêng của bà con.

Lễ hội đặc trưng của người La Ha

Ngoài măng đắng, mùa này còn có hoa mạ, hoa píp và hoa ban, cũng được dùng làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh; hoặc trang trí trong Lễ hội, bởi vậy, Lễ hội này còn được gọi là “Pang A nụn ban”.

Lễ hội Pang A được tổ chức nhằm giúp những người bị bệnh được thầy thuốc chữa khỏi, bày tỏ tình cảm đối với người cứu giúp chữa trị, nối sợi dây tình cảm lâu dài giữa thầy và các con nuôi (người được chữa khỏi bệnh), gắn kết cộng đồng. Theo phong tục của người La Ha, Lễ hội Pang A gồm hai phần: phần lễ và phần hội.

Phần lễ

Vẫn tồn tại đến ngày nay, phần lễ là để cảm tạ trời đất, tổ tiên, sông núi luôn phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, phần hội thì sôi nổi, vui vẻ, tuy còn một số mặt hạn chế, nhưng vẫn thể hiện được những nét phong tục, văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt khác hẳn các dân tộc anh em khác trên địa bàn; Ôn lại truyền thống, trao đổi thông tin kinh nghiệm làm ăn, chữa bệnh để cùng nhau phát triển.

Phần lễ trong nghi thức

Lễ hội dâng hoa măng nhất thiết phải được tổ chức ở trong nhà; tại nhà của thầy lang (thầy mo). Thầy lang là người chủ trì chuẩn bị ngày hội về thủ tục.

Lễ vật cúng thần linh cũng rất phong phú. Đó là các loại con vật sống, các loại hoa rừng trang trí và các dụng cụ cần thiết khác; tổ chức tại nhà thầy lang nhưng nhất thiết không được thiếu cây móc, cây chuối rừng (để dựng cây nêu cúng giữa nhà), gạo và trứng gà sống.

Phần hội

 Múa khăn, dùng các động tác múa khỏe khoắn thể hiện sức khỏe của trai gái trong bản. Tiếp đó là phần múa dương vật mang ý nghĩa phồn thực. Các điệu múa được tiếp nối bằng việc tái hiện hoạt động tăng gia, lao động sản xuất và bảo vệ bản làng. Màn múa kết thúc là hội xuân; thể hiện các trò chơi dân gian như ném còn, đánh trống, hát múa…

Quy mô tổ chức Lễ hội Pang A tùy thuộc vào từng thầy cúng. Nếu thầy cúng cao tay, có nhiều năm hành nghề; con nuôi đông thì quy mô tổ chức lễ hội lớn. Các thầy cúng mới hành nghề, có số lượng con nuôi ít thì tổ chức quy mô nhỏ hơn.

Phần hội trong nghi thức

 

Người La Ha có quan niệm về thời hạn của con nuôi; thông thường người bệnh nhẹ thì tự nhận mình làm con nuôi thời gian từ 1-2 năm; người bệnh nặng từ 3-5 năm, sau thời gian này nếu ai có điều kiện thì có thể về thăm cha nuôi hàng năm; ai không có điều kiện thì thôi.

Lễ hội dâng hoa măng

Nhiều người đã hết hạn con nuôi vẫn đến để dự lễ hội để mong con cháu của mình có lòng biết ơn đối với thầy cúng; nối sợi dây tình cảm lâu dài, cũng là động viên thầy cúng. Lễ hội được tổ chức quy mô lớn hay nhỏ thì bà con dân bản sở tại cũng đều đến dự đông đủ; chia vui cùng với thầy cúng và các con nuôi.

Lễ hội Dâng Hoa Măng của dân tộc La Ha thể hiện được những nét phong tục, văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, đậm đà bản sắc. Không khí lễ hội lành mạnh, vui vẻ; là dịp gặp gỡ, giao lưu, ôn lại truyền thống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chữa bệnh… để cùng nhau phát triển.

Nguồn: Dulichmien.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội