Đình Quan Đình thờ các vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc

Đình Quan Đình thờ các vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc

Nước ta đã có nền lịch sử lâu đời từ hàng nghìn năm trước. Từ thời các Vua Hùng khai nước và giữ nước. Sau đó qua các triều đại phong kiến với nhiều cuộc chiến với nước ngoại bang, những cuộc khởi công khai hoang lập ấp. Đến những cuộc kháng chiến lịch sử với các nước Thực dân, Đế quốc sau này. Mỗi cột mốc lịch sử đều để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử của dân tộc và có nhiều khu di tích tưởng niệm các vị anh hùng đã có công lập nước và giữ gìn giang sơn Đất nước. Đình Quan Đình là một trong những nơi thờ 3 vị anh hùng có công với Đất Nước ở Bắc Ninh được nhiều người biết đến.

Đình Quan Đình là nơi linh thiêng thờ các vị thành hoàng ở những dấu mốc lịch sử đầu tiên của dân tộc. Từ thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa cởi bỏ 1000 năm đô hộ. Cho đến công thần góp phần lập chiến công lớn trong cuộc chiến chồng giặc Mông – Nguyên. Ngôi đình này được nhiều người ghé thăm, tưởng nhớ về các anh hùng. Mang đậm giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc.

Đình Quan Đình mang tính chất tín ngưỡng dân gian

Đình Quan Đình nằm trong cụm di tích đình – chùa Quan Đình. Hện nay thuộc địa phận thôn Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đình nằm ở giữa làng, dựng theo hướng tây-nam. Xung quanh là khu dân cư đông đúc. Cũng như bao ngôi đình khác, đình Quan Đình là một công trình kiến trúc mang tính chất tín ngưỡng dân gian. Được dựng lên thờ Đức Thánh Tam Giang và thần Cao Sơn.

Đình Quan Đình mang tính chất tín ngưỡng dân gian

Ở đây đình làng Quang Đình nằm trên một mảnh đất rộng rãi, thoáng đãng nằm ở giữa làng và được bao bọc bởi những cây xà cừ lực lưỡng um tùm. Ngôi đình này nhìn giống như một người nông dân giản dị và khiêm tốn. Ngôi đình không muốn khoe cái đồ sộ, nguy nga của mình. Mà vẫn hòa lẫn trong cái dân giã của một làng quê Việt Nam đầy chất thơ mộng.

Đình làng ngoảnh hướng Tây Nam nhìn ra dòng sông thiếp xưa. Một con sông cổ chảy trên một vùng đất cổ, một thời rợp bóng tinh kỳ, thuyền bè ngược xuôi tấp lập về kinh thành Cổ Loa. Ngôi đình cổ đứng bên dòng sông cổ đã gợi cho ta những huyền thoại ngời sáng. Nhắc ta về sự vất vả khó nhọc và đức hy sinh cả của tổ tiên, của dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước .

Gắn với câu chuyện lịch sử Hai Bà Trưng

Đình Quan Đình thờ 3 vị thành hoàng làng ở hai thời kỳ lịch sử là thời kỳ cuộc khởi nghĩa Nhị vua Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thời nhà Trần.

Đình Quan Đình tọa lạc tại thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc (Nam Sách). Quan Đình thời xưa là một vùng đất có tên trang Lan Đình. Sau đó đến thời phong kiến đổi thành làng Bạch Lật, xã Quan Đình, tổng Lạc Nghiệp, phủ Nam Sách.

Sự tích truyền lại rằng, hai vị đại vương là anh em ruột. Con ông Đào Trung và bà Tạ Thị Phương, quê tại Ái Châu, phủ Thiệu Thiên, huyện Thạch Hà. Hai ngài cùng sinh một bọc ngày 12 tháng 8 (âm lịch). Cha mẹ đặt tên cho con thứ nhất là Nguyễn Công Thành, người con thứ hai là Nguyễn Đắc Chí. Lớn lên, cả hai đều thông minh, tài trí hơn người. Một hôm, hai ngài đến quận Giao Chỉ (Hải Dương ngày nay) thấy một tòa tiểu miếu ở rìa đường đi, chữ đề là “Thượng đẳng tối linh từ”. Hằng ngày có nhiều người đến lễ bái. Thấy vậy, các ngài cũng vào làm lễ khấn mong địa thần chỉ bảo cho nơi quý địa được đời đời vinh hiển.

Lễ xong, các ngài liền ngủ ngay cạnh miếu, quả nhiên thấy một thần uy về báo mộng cho biết hãy chọn trang Lan Đình, khu Bạch Lật, huyện Thanh Lâm làm nơi quý địa. Các ngài bèn theo lời trong mộng liền tìm đến trang Lan Đình (nay thuộc thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc) làm nơi an cư lạc nghiệp. Sau này, các ngài đem di cốt tổ tiên cùng cha mẹ đến táng ở các huyệt khu đất ấy.

Nơi thờ hai vị đại vương nổi tiếng thời Hai Bà Trưng

Thời bấy giờ, nước ta bị nhà Đông Hán đô hộ. Quan thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định đề ra chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột người Việt hà khắc. Các lạc tướng liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Bà Trưng Trắc kết hôn với con trai lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.

Gắn với câu chuyện lịch sử Hai Bà Trưng

Bà Trưng Trắc và các lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị khởi nghĩa, dấy binh đánh đuổi giặc Tô để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước. Hai ngài đến xin làm tướng cùng Hai Bà Trưng đánh giặc. Sau khi dẹp yên giặc, bà Trưng Trắc lên ngôi vua xưng là Trưng Nữ vương. Ông Nguyễn Công Thành được phong là Phó tướng Binh Khôi tướng quân. Nguyễn Đắc Chí được phong là Tả bật Điêu Bát tướng quân

Sau đó, hai ngài về khu Bạch Lật, trang Lan Đình để thăm viếng mộ phần rồi đặt tiệc đãi dân trang. Khi ấy, tự nhiên trời đất tối sầm, mưa gió ầm ầm, bất chợt các ngài hóa về trời chỉ còn khăn áo để lại (ngày 24 tháng 7). Nhân dân lấy làm lạ bèn tâu lên vua Trưng Nữ vương. Vua thấy các ngài có công lớn nên ban cho dân 800 quan tiền lập miếu ngay chỗ các ngài để áo khăn lại và phong làm Phúc thần. Nhân dân bản trang hương hỏa thờ cúng.

Thờ vị Thượng đẳng thần Nguyễn Công Vàng có công với đất nước

Theo tư liệu “Thần tích – Thần sắc” và sự tích lưu truyền tại địa phương, Thượng đẳng thần Nguyễn Công Vàng sinh ngày 12 tháng giêng vào triều Trần tại xã Hạ Đỗ, huyện Trà Hương, phủ Kinh Môn. Nay thuộc thôn Hạ Đỗ, xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Ông là con trai cả trong gia đình có 4 anh chị em. Khi lớn lên, ông có tính bẩm thông minh nổi tiếng, trí dũng vượt trội, nhân dân ai nấy đều kính phục.

Bấy giờ, giặc Nguyên Mông đến xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Tuấn được nhà vua tin tưởng giao chiêu mộ quân sĩ, tìm người tài giỏi trong nước cùng ra trận đánh giặc cứu nước. Khi nghe tin triều đình mộ quân đến xã Hạ Đỗ, ông từ biệt mẹ cha, làng xóm xin đi theo Trần Quốc Tuấn xông pha trận mạc.

Chiến đấu dũng cảm, tài trí thông minh, ông giúp quân vương nhà Trần đại thắng ở Bạch Đằng. Bắt sống Ô Mã Nhi. Được vua Trần Nhân Tông phong là Phó Đô Nguyên soái đại tướng quân.

Nguyễn Công Vàng được lập miếu thờ và phong là Anh vũ Dũng lược Thượng đẳng thần

Đến đời vua Trần Anh Tông (hiệu Hưng Long), giặc Ai Lao đem quân xâm chiếm nước ta. Ông được nhà vua cử đi dẹp giặc. Ông chiêu mộ quân sĩ và xây dựng căn cứ tại trang Lan Đình. Trận chiến quyết liệt, không may trên đường lui binh về đến xã Tháp Phan (nay thuộc xã Đồng Lạc). Ông bị thương và tử trận ngày 10 tháng 4 năm Bính Ngọ (1306) nhưng lá cờ dấy binh của ngài bay đến trang Lan Đình. Sau đó, vua nhà Trần cho dân bản trang 400 quan để lập miếu thờ ngài và phong ngài là Anh vũ Dũng lược Thượng đẳng thần.

Nguyễn Công Vàng là vị tướng tài dưới thời vua Trần Quốc Tuấn

Do có công lao với nước nên qua các triều đại, 3 vị thành hoàng làng được vua triều Nguyễn ban 18 đạo sắc phong vào các năm Tự Đức thứ 6 (1853), 11 (1858), 33 (1880). Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909). Khải Định thứ 9 (1924). Trải qua sự biến thiên của thời gian, nhiều sắc phong đã bị mục nát và thất lạc.

Một vài nét tiêu biểu của đình Quan Đình

Theo tương truyền, đình Quan Đình được khởi dựng từ khá sớm. Tiền thân là ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre để thờ các vị thành hoàng làng. Trải qua thời gian, đình bị hư hại. Đến thời hậu Lê (thế kỷ 17), nhân dân xây dựng, nâng cấp lại miếu thành ngôi đình và được trùng tu khang trang, to đẹp vào thời Nguyễn. Năm 1953, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đình bị hạ giải hoàn toàn. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nhân dân đã dựng một gian đình nhỏ trên nền đình cũ để thờ cúng các vị thành hoàng.

Bàn làm việc của các thành viên trong đình

Năm 2000, đình được nâng cấp thành 3 gian để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tín ngưỡng nhân dân. Năm 2014, đình được xây mới hoàn toàn theo kiến trúc kiểu chữ Đinh (J). Gồm 3 gian đại bái và 1 gian hậu cung. Sân đình lát ngạch bát đỏ, mái lợp ngói mũi, cửa hậu cung đình làm bằng gỗ kiểu bức bàn. Các góc mái đình có đắp đầu đao hình rồng, trên bờ nóc đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Tạo nên dáng vẻ của một ngôi đình làng truyền thống.

Đặc biệt, nơi đây vẫn giữ được cây duối cổ thụ quý khoảng 500 tuổi cạnh đình như “cây sử sống”. Chứng kiến sự đổi thay của làng qua bao thăng trầm lịch sử.

Nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức hàng năm

Hằng năm, lễ hội chính của đình diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch. Đây được xem là tế vọng giỗ vị Thượng đẳng thần Nguyễn Công Vàng. Lễ hội được tổ chức quy mô lớn, bao gồm rước thánh (3 năm rước 1 lần). Giao lưu tế thánh giữa ba làng Hảo Quan, Pháp Than (xã Đồng Lạc) và Hạ Đỗ (An Dương, TP Hải Phòng). Cùng nhiều trò chơi dân gian quen thuộc khác.

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin di tích có thể truy cập tại Giá trị lịch sử.

Nguồn: didulich.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội