Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh và bảo vệ

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh và bảo vệ

Cồng chiêng Tây Nguyên được coi như là một trong những di sản văn hóa lâu đời được cha ông để lại. Đến nay đã có rất nhiều năm trôi qua song tính giá trị văn hóa lịch sử này vẫn còn giữ vững được những nét riêng. Phong tục tập quán tại Tây Nguyên cũng một phần nào đó nói lên; sự tôn trọng và truyền thống phát huy cũng như giữ gìn những nét riêng nơi đây. Chính vì thế nhắc đến Tây Nguyên hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến văn hóa cồng chiêng. Dường như chúng đã trở nên gắn liền với vùng đất cao, nơi con mà con người vẫn chân chất và dân dã.

Mới đây tại thành phố Pleiku đã tổ chức một buổi lễ kỉ niệm. Tròn 15 năm kể từ khi văn hóa cồng chiên Tây Nguyên chính thức được gọi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Đây là một trong những di tích lịch sử được UNESCO công nhận và ghi danh. Có rất nhiều những di tích văn hóa phi vật thể khác, hiện nay cũng đang được bảo vệ và phát huy truyền thống. Riêng văn hóa cồng chiêng đã gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên. Có lẽ cho đến những đời con cháu sau này; vẫn sẽ mãi giữ trọn nét đẹp văn hóa mà cha ông ta đã để lại tới tận ngày hôm nay.

Tổ chức thành công lễ kỉ niệm 15 năm

Tổ chức thành công lễ kỉ niệm 15 năm

Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ông Kpăh Thuyên đã có đôi lời phát biểu tại lễ kỉ niềm vừa qua. Trong hơn 15 năm qua Tây Nguyên cũng như Gia lai vẫn luôn giữ vững; môi trường sống động của cồng chiêng và không gian văn hóa. Có hơn 5.655 bộ cồng chiêng được lưu giữ tại 1.192 làng đồng bào dân tộc Jrai và Bahnar trong địa bàn của tỉnh. Điều đặc biệt là có hơn 932 bộ cồng chiêng quý hiếm. Toàn tỉnh hiện nay có hơn 80% số làng có cồng chiêng. Ngoài ra 19% không còn cồng chiêng thuộc 224 làng còn lại. Có khá nhiều bộ cồng chiêng đang được các đơn vị cấp huyện lưu giữ; đặc biệt nhiều nhất chính là huyện Grai có 1.116 bộ, trong đó có 353 bộ cồng chiêng quý hiếm.

Hiện nay đã có rất nhiều người đã được công nhận là những nghệ nhân. Trong đó có hơn 60 nghệ nhân biết cách chỉnh chiêng và 900 nghệ nhân giỏi. Vào khoảng năm 2009 trước đó tỉnh Gia Lai cũng đã khá thành công khi tổ chức Festival quốc tế cồng chiêng Tây Nguyên. Đến năm 2018 gần nhất đã tiếp tục Festival quốc tế cồng chiêng Tây Nguyên lần nữa. Mang đến văn hóa độc đáo này tiếp cận được với nhiều người hơn. Đây được coi là sự kiện mang tính ảnh hưởng lớn. Tạo được tiếng vang cả trong nước lẫn bạn bè quốc tế.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Tăng cường hơn nữa sự quan tâm đến các cộng đồng dân cư được coi chủ thể văn hóa cồng chiêng. Để hoàn thành nhiệm vụ duy trì và bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên mảnh đất đã sinh ra nó. Ngoài ra dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước về bảo tồn cũng như phát triển văn hóa truyền thông. Thực hiện đường lối cũng như chủ trương đúng đắn. Tổ chức chương trình cũng như hành động phù hợp với nền văn hóa giá trị lâu đời.

Không chỉ riêng Festival hằng năm mà ngay cả buôn làng nơi lưu giữ cồng chiêng cũng đang tạo được nhiều cảm xúc tích cực. Nơi đây có thể thu hút lượng khách du lịch lớn; níu chân bất cứ du khách nào khi ghé đến Gia Lai. Cồng chiêng là một đường hướng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra còn là một điểm nhấn về văn hóa, du lịch cần được phát triển hơn trong tương lai.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Triển lãm ảnh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Đi kèm với lễ kỉ niệm 15 năm chính là khu triển lãm ảnh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Người tham quan có thể nhìn thấy chúng tại khu trưng bày 120 ảnh nghệ thuật của các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Thông qua đó có thể dễ dàng hình dung di sản văn hóa cồng chiêng qua các lễ hội khác. Tiêu biểu nhất chính là đâm trâu, bỏ mả, mừng nhà rông mới… Thậm chí những bức ảnh còn lưu giữ được rất nhiều những khoảnh khắc đẹp đẽ khác. Hiện có như trình diễn cồng chiêng, múa xoang, nghệ nhân tạc tượng gỗ…

Tỉnh Gia Lai cũng đã khai mạc khu triển lãm ảnh tại căn cứ cách mạng khu 10 và anh hùng Trần Văn Bình. Nơi đây giúp cho các vị khách tham quan có thể chiêm ngưỡng 60 hình tư liệu khổ lớn; giới thiệu quá trình xây dựng Căn cứ cách mạng Khu 10. Được thực hiện ngay thời điểm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân. Ngoài ra còn khắc họa lên vùng đất cách mạng Krong; và hình ảnh con người tỏng quá trình phát triển và xây dựng sau cuộc giải phóng. Điều khiến nhiều người thích thú chính là đoạn băng ghi âm thu năm 1972 của Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình. Với nội dung của một người cha gửi vợ và các con đang sinh sống ở miền Bắc.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội