Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam ta nói riêng và ghi dấu ấn mạnh đối với các nước trên Thế giới nói chung. Đây là trận chiến lịch sử vẻ vang đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Mở ra một kỉ nguyên độc lập mới và lâu dài cho nước Việt lúc xưa. Để tưởng nhớ công ơn của ông, tại nhiều nơi trên khắp cả nước, người dân đẫ lập đền, chùa, miếu để thờ ông. Trong đó Từ Lương Xâm là nơi lưu trữ giá trị trị lịch sử cụ thể nhất về chiến thắng lịch sử dân tộc này.
Từ Lương Xâm là khu di tích lịch sử thuộc thành phố Hải Phòng. Khi đến tham quan tại đây, du khách sẽ có dịp được tân mắt chiêm ngưỡng những chứng tích còn sót lại của trận chiến lịch sử được đọc và nghe trên sách báo hoặc các chương trình truyền hình. Ngoài ra còn được hòa vào không khí lễ hội đặc sắc tưởng nhớ Ngô Quyền – vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam.
Từ Lương Xâm là nơi lưu lại nhiều chứng tích về cuộc chiến Bạch Đằng
Lương Xâm xưa là tên một xã thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Nay là phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Từ Lương Xâm nằm ở phía Đông Bắc của xã Nam Hải, kiến trúc chính quay về hướng Đông. Ngôi từ có bố cục kiểu nội công, ngoại quốc và được dựng trên khu đất cao ráo có khá nhiều cây cổ thụ. Trên nền bản doanh và kho lương của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán năm xưa. Việc đóng quân tại khu vực Lương Xâm mà Ngô Quyền nhiều lần về đây chỉ huy tác chiến được thần phả của các đình, đền thờ ông ở vùng Đông Bắc này đề cập đến.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ thế kỷ thứ XVI đã viết Thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục hồi lại quốc thống, vang dội đến nghìn thu. Chẳng phải lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu.
Từ Lương Xâm là một Đài tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Ông tổ trung hưng của nền độc lập nước nhà. Theo thông lệ, từ Lương Xâm gắn mọi hoạt động của mình với các di tích thờ Ngô Vương trong vùng với tư cách là từ “Cả”. Trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của dân làng.
Di tích lịch sử dân tộc trực thuộc thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng
Từ Lương Xâm là di tích lịch sử văn hoá lớn chứa đựng nội dung liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của quân và dân ta. Dưới sự lãnh đạo mưu trí, sáng suốt của Ngô Quyền. Đập tan quân xâm lược Nam Hán. Mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Lương Xâm xưa là tên một xã thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Từ Lương Xâm nằm ở phía Đông Bắc của xã Nam Hải, kiến trúc chính quay về hướng Đông.
Ngôi Từ có bố cục kiểu nội công, ngoại quốc. Được dựng trên khu đất cao ráo có khá nhiều cây cổ thụ, trên nền bản doanh và kho lương của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán năm xưa.
Nội dung bản “Tiền Ngô Vương thiên tử ngọc phả lục” hiện lưu tại Từ Lương Xâm cho biết. Khi kéo quân về cửa biển Bạch Đằng bố trí thế trận. Ngô Quyền sớm nhận ra vị trí chiến lược quan trọng của làng Dầm. Tức làng Lương Xâm (tên cũ là Lãng Thâm) bây giờ.
Từ Lương Xâm là nơi đóng quân của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng
Tại đây, ông đặt một đồn quân lớn là đại bản doanh chỉ huy tiền phương. Còn đồn chỉ huy sở được đặt tại làng Cấm (tên chữ là Gia Viên. Khu vực trụ sở UBND TP hiện nay. Huy động nhân dân đắp thành vành kiệu, dấu vết nay vẫn còn.
Do đóng quân tại khu vực Lương Xâm mà Ngô Quyền nhiều lần về đây chỉ huy tác chiến được thần phả của các đình, đền thờ ông ở vùng Đông Bắc này đề cập đến.
Từ Lương Xâm là di tích lịch sử văn hoá lớn chứa đựng nội dung liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo mưu trí, sáng suốt của Ngô Quyền. Đập tan quân xâm lược Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ thế kỷ thứ XVI đã viết Thắng lợi trên sông Bạch Đằng. Đây là cơ sở sau này cho việc phục hồi lại quốc thống, vang dội đến nghìn thu, lừng lẫy ở một thời.
Hoạt động văn hóa truyền thống ngày lễ “Cả”
Theo thông lệ, từ Lương Xâm gắn mọi hoạt động của mình với các di tích thờ Ngô Vương trong vùng với tư cách là từ “Cả”. Trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của dân làng. Theo cổ truyền, từ “Cả” được mở hội hàng năm vào đúng ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Ngày hoá của Ngô Quyền. Còn các làng xã khác sang ngày 17 tháng Giêng mới tiến hành lễ hội.
Hoạt động văn hoá truyền thống trong ngày hội tại khu vực từ Lương Xâm diễn ra rất sôi nổi. Ngoài việc tế lễ thường kết hợp tổ chức các trò chơi thượng võ. Như đấu vật, cờ tướng, chọi gà, múa đao, múa kiếm. Cùng các trò văn nghệ thể thao hấp dẫn khác.
Từ Lương xâm được các cấp chính quyền, ngành văn hoá đầu tư tu bổ, tôn tạo cảnh quan, nội thất một khang trang, đẹp đẽ. Hy vọng, tương lai không xa, nơi đây sẽ là điểm dừng chân bổ ích của du khách thập phương. Từ Lương Xâm được Nhà nước xếp hạng năm 1986.
Nét độc đáo của lễ hội ở Từ Lương Xâm
Trường tồn cùng lịch sử, lễ hội Từ Lương Xâm (tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng). Trở thành ý thức tình cảm cao nhất khi tâm linh người Hải Phòng hướng về tổ tiên, nguồn cội của mình. Lễ hội Từ Lương Xâm đã trở thành lời nhắc nhở, tiếng thúc giục hàng triệu con tim, khối óc từ già, trẻ, gái, trai tìm về ngưỡng vọng. Nhất là mỗi khi nền độc lập dân tộc bị đe dọa, đất nước lâm nguy trước giặc ngoại xâm. Trời làm hạn hán, gặp bão dông biển động, nghề nông – ngư thất bát.
Khác với lễ hội của các làng xã khác, lễ hội Từ Lương Xâm được tiến hành với sự tham gia của hầu hết các làng xã trong vùng.
Xưa kia, sau khi đã tiến hành nghi thức quốc lễ tại từ Lương Xâm thì đến lượt các tổng, các làng xã xung quanh tổ chức tế lễ Ngô Vương. Về cấp độ, việc tế lễ Ngô Quyền do 3 cấp tiến hành. Của nhà nước (thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần). Sau này do hàng huyện đảm nhiệm, của hàng tổng và của dân làng sở tại.
Trong lễ hội từ Lương Xâm, cuộc hành lễ của hàng chục làng xã rước kiệu từ đình làng mình tới chầu. Tạo nên sự xúc động tâm linh hướng về cội nguồn mạnh mẽ. Tất cả các kiệu đều đặt ở khu đất rộng trước cửa Linh từ Lương Xâm để chấm giải. Kiệu nào nhất thì lần sau được vinh dự thay mặt cả đoàn kiệu đứng dâng lễ Thánh Vương trước long sàng.
Nghi thức tế đám Ngô Vương
Nghi thức tế đám Ngô Vương ở từ Lương Xâm khá đặc biệt. Lễ phẩm phải có một bò, một lợn, một dê mổ tế sống (cỗ thái lao). Tế xong đem số thịt đó làm cỗ ăn tại đền và chia cho dân đinh. Vào những năm “phong đăng hòa cốc” ở từ Lương Xâm còn có lệ hợp tế hàng huyện, hợp tế hàng tổng.
Trong lễ hội có nhiều tiết mục văn nghệ, biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tái hiện lại chiến thắng Bạch Đằng. Các trò chơi dân gian: bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, đu xuân, cờ tướng, cờ người. Tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền…
Cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Giá trị lịch sử.
Nguồn: didulich.net