Thưởng thức món Tung lò mò – Đặc sản dân dã xứ sở thốt nốt

Thưởng thức món Tung lò mò – Đặc sản dân dã xứ sở thốt nốt

Về An Giang, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết vùng đất này lại có món ăn ngon và độc đến thế. Đó là món tung lò mò. Ngay từ tên gọi, món ăn này đã khiến cho nhiều người tò mò. Khi thưởng thức, ai cũng xuýt xoa vì không biết tại sao món ăn nhìn đơn giản lại có hương vị hấp dẫn đến thế. Vậy, món ăn này bắt nguồn từ đâu, nó được làm bằng nguyên liệu gì?

Món ăn tung lò mò có cách chế biến khá cầu kỳ. Để có thể cho ra món ăn ngon, chuẩn vị, người chế biến cần phải thực hiện các khâu thật chuẩn. Nêm nếm gia vị vừa vặn và giữ được độ lửa cũng phải vừa phải khi chế biến tung lò mò. Không phải người trong nghề, bạn khó mà học được cách chế biến món ăn này thuần thục đến vậy. Hoặc, hương vị cũng không chuẩn. Nếu vị đã không đủ, món ăn coi như bỏ đi. Trước đây, người dân An Giang chỉ làm để phục vụ gia đình. Thế nhưng, giờ đây, món tung lò mò đã trở thành đặc sản trứ danh của xứ sở thốt nốt này. Cùng chúng tôi khám phá.

Tại sao gọi là món ăn “Tung lò mò”?

Tại sao gọi là món ăn “Tung lò mò”?

An Giang là mảnh đất miền Tây sông nước hiền hòa với nhiều điểm đến thơ mộng. Không chỉ đẹp An Giang còn có nền văn hóa độc đáo – nơi giao thoa văn hóa giữa miền Tây và ven biên giới Campuchia. Và là nơi hội tụ nét đặc sắc của ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Nhìn bên ngoài mọi người có thể nhận xét rằng món này trông giống như món lạp xưởng thông thường mà chúng ta đã biết. Nhưng khi thưởng thức rồi bạn sẽ cảm nhận được hương vị của tung lò mò rất khác biệt. Nó thơm ngon, đậm đà với phong vị rất độc đáo.

Đồng bào Chăm ở đây theo đạo Hồi nên kiêng ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Tên gọi “tung lò mò” bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow”. Nó xuất phát từ cách gọi một món ăn của người Chăm. Được người Việt sau khi tiếp xúc và có sự giao thoa đọc chệch đi thành “tung lò mò”. Về miền Tây, thưởng thức món đặc sản An Giang “tung lò mò” để cảm nhận nét đậm đà bản sắc dân tộc của người Chăm. Và thưởng thức một món ăn bổ dưỡng, có phong vị mới lạ.

Cách chế biến món “tung lò mò”

Để chế biến là món “tung lò ngon” thơm ngon, chuẩn vị. Yếu tố đầu tiên là phải chọn được nguyên liệu tươi sống, chất lượng cao. Đầu tiên là khâu chọn thịt bò, thịt bò phải là giống bò Ấn Độ, được chăn thả tự nhiên. Không sử dụng thức ăn công nghiệp. Và đặc biệt phải còn tươi sống.

Theo người Chăm chia sẻ, món “tung lò mò” này “tận dụng” phần thịt còn lại của con bò sau khi chế biến món “cà púa” (một món ăn truyền thống của người chăm). Như thịt vụn lọc ra từ phần xương bò, mỡ bò và ruột bò. Không ngờ sau khi chế biến món ăn từ nguyên liệu thừa lại có hương vị thơm ngon đến thế. Ngoài thịt vụn, mỡ bò, ruột bò thì để gia tăng thêm hương vị thơm ngon của món “tung lò mò” người Chăm ở An Giang sẽ cho thêm phần thịt đùi, bắp. Và cả thịt nạc bò vào nữa rồi băm nhỏ, thật nhuyễn. Để tất cả các phần nguyên liệu có thể hòa quyện hài hòa với nhau.

Bí quyết để làm nên món đặc sản An Giang này được đúng điệu. Đó là tỷ lệ giữa mỡ bò và thịt bò. Thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai phần thịt một phần mỡ. Và mỡ bò được dùng làm lạp xưởng phải là loại mỡ sa, mỡ chài vừa mỏng, vừa không có mùi nặng. Như mỡ thăn sau đó xắt thật nhuyễn. Bên cạnh đó, để món ăn có hương vị thơm ngon hơn thì người Chăm đã loại bỏ hết những phần gân, bầy nhầy.

Bí quyết làm tung lò mò ngon

Tiếp đến là công đoạn loại bỏ mùi hoi của thịt bò bằng gừng và rượu. Rồi tẩm ướp gia vị thông thường. Tiếp tục được băm nhuyễn với mỡ bò rồi thêm các gia vị như tỏi, tiêu sọ, hoa hồi. Và một số gia vị bí truyền khác để tạo nên sự độc đáo cho món đặc sản An Giang hấp dẫn này. Sau đó là công đoạn nhồi thịt. Người Chăm dùng ruột bò đã được làm sạch. Loại bỏ mùi hôi, cạo bẩn. Rửa với nước muối thật sạch rồi lộn lại. Cuối cùng, phơi nắng cho ruột khô se se nhẹ.

Nhồi tất cả những nguyên liệu đã sơ chế và tẩm ướp vào ruột bò và thắt thành từng đoạn ngắn vừa ăn. Rồi đem đi phơi dưới trời nắng to từ 3 ngày trở lên, sau ít nhất 3 ngày là có thể dùng được. Một lưu ý là càng phơi nắng to. Và càng để lâu thì món “tung lò mò” này càng thơm ngon, đậm vị. Tung lò mò được bảo quản bằng cách cho bịch nilon, hút chân không. Và để ở ngăn đông tủ lạnh có thể dùng được 6 tháng.

Món “Tung lò mò” ăn như thế nào?

Món "Tung lò mò” ăn như thế nào?

Món đặc sản An Giang này có rất nhiều cách thưởng thức với các cách chế biến khác nhau sẽ cho ra một món ăn ngon có hương vị đặc biệt. Du khách khi du lịch An Giang, có thể mua “tung lò mò” và chọn các cách chế biến khác nhau như hấp, chiên hoặc nướng…. Tuy nhiên, để món ăn này phát huy hết được “sở trường” của mình thì bạn nên đem nướng trực tiếp trên bếp than hoa đang hồng rực lửa. Bởi mùi thơm của món ăn sẽ được gia tăng khi được nướng đều. Món ăn tung lò mò này sẽ trở nên giòn dai bên ngoài lại có màu vàng rụm vô cùng đẹp mắt. Nhưng bên trong lại mềm mại.

Món ăn này sẽ trở nên ngon hơn, tròn vị hơn khi bạn thưởng thức nó lúc đang còn nóng hổi. Tung lò mò thường được ăn kèm cùng với các loại rau thơm để tăng hương vị cho món ăn như rau húng quế. Đu đủ ngâm chua ngọt, ngò gai và nước tương… ăn kèm với bánh tráng, bún tươi. Cắt nhỏ miếng tung lò mò rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, bạn sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng: vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt mặn, cay của tiêu, mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò… tạo nên một hương vị độc đáo cứ lan tỏa trên đầu lưỡi.

Tạm kết

Đặc sản An Giang cũng giống như con người nơi đây, mộc mạc, đầy giản dị nhưng lại vô cùng tinh tế. Có người nói, ẩm thực là kết tinh văn hóa nhân loại, ngoài công dụng làm no bụng. Nó còn đưa con người lại gần với nhau hơn, sự gắn kết của ẩm thực là không thể nào chối cãi. Và không có gì tuyệt vời hơn khi những món đặc sản này không còn khó tìm hay quanh bên bếp của bà con, ít người biết đến. Mà được xuất hiện rộng rãi, dễ tìm dù là khách việt. Hay là khách quốc tế cũng dễ dàng có thể thưởng thức được. Trải nghiệm được ẩm thực và văn hóa vô cùng độc đáo này.

Tung lò mò có hai loại là loại chua và không chua. Nhưng phổ biến là loại không có vị chua. Món ăn này có thể ăn kèm với nhiều món khác bằng cách nướng, chiên hoặc hấp. Nhưng ăn theo cách nướng trên than hồng được xem là ngon nhất. Khi tung lò mò được nướng chín sẽ chảy mỡ và rất thơm, chấm với tương ớt. Tạo nên vị ngọt bùi của thịt mỡ cùng vị thơm cay của gia vị đặc trưng.

Tung lò mò là đặc sản của ẩm thực An Giang mang nét độc đáo của ẩm thực người Chăm. Tuy đơn giản nhưng cũng thật tinh tế khiến cho lữ khách một lần du dịch An Giang thưởng thức món ăn bình dị này đều khó có thể quên được hương vị tuyệt vời này.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội