Nét đẹp văn hóa đưa Táo Quân về trời

Nét đẹp văn hóa đưa Táo Quân về trời

Theo phong tục của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái, thả cá chép để đưa Táo quân về chầu trời. Đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người sống tích cực, lương thiện, hướng thiện…

Theo phong tục này hàng năm, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. (Nhiều nơi còn gọi là ông Công, ông Táo) lên trời. Theo quan niệm dân gian, vì ông Táo ở bếp quanh năm nên ông bà biết hết mọi việc trong nhà. Cuối năm, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của chính chủ trong năm.

Ý nghĩa ngày táo quân

Vì vậy, trong ngày này, gia chủ sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban ghế sạch sẽ, ngăn nắp. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ tùy theo điều kiện, gồm các món ăn truyền thống, ba bộ quần áo vàng mã, ba con cá chép sống, gạo nếp, chè, hoa và quả đẹp để tiễn ông Táo về trời.

Quan niệm xa xưa của người Việt 

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần được gọi Táo quân có quyền định đoạt phước đức cho gia đình. Thông thường, lễ vật cúng Táo công gồm mũ Táo quân gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.

Ngoài các đồ lễ, người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, sau khi cúng xong sẽ đem thả cá “phóng sinh” ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa Táo quân về trời.

Mâm cơm cũng tiễn táo quân về trời

Người dân cũng quan niệm, đến đêm Giao thừa; Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Tục lệ cúng Táo quân hàng năm và thả cá chép “phóng sinh” là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt.

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bài cúng ông Táo chuẩn thôi chưa đủ; khi cúng Táo quân, bạn còn cần lưu ý những điều sau:

Nên thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Quan niệm xưa cho rằng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo Quân sẽ về trời.

Phong tục thả cá

Vì thế, lễ cúng cần phải được tiến hành trước thời điểm này. Bạn có thể làm lễ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp (trước 12 giờ trưa) đều được nhé!

Không đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Táo Quân là những vị cai quản chuyện nhà cửa; bếp núc nên nhiều gia đình đã đặt mâm cỗ cúng dưới bếp.

Thả cá chép

Tuy nhiên, để phù hợp với phong tục và quy tắc thờ cúng của dân ta; các vị Táo Quân cần được thờ phụng trên bàn thờ chính trong nhà thay vì ở bếp.

Không xin tài lộc, sung túc

Táo Quân lên chầu trời là để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện lớn; việc nhỏ diễn ra trong năm ở dưới hạ giới. Vì vậy, bạn chỉ nên cầu xin các Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng.

Không nên thả cá chép từ trên cao xuống

Nhiều người chọn phóng sinh cá chép từ trên cầu; hoặc ném cá chém ra xa, để chúng đi nhanh hơn.

Thả cá “phóng sinh” ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa Táo quân về trời

Điều này bị xem là mạo phạm; làm mất ý nghĩa tâm linh và đồng thời cũng khiến cá chết. Bạn nên ra mép sông, mép hồ để thả cá chép và cũng đừng quên vứt túi nilon; đựng cá đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường bạn nhé.

Nguồn: thanglong.chinhphu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội