Khu lăng miếu Bình Dương Vương – Nơi tưởng niệm vị vua tài của dân tộc

Khu lăng miếu Bình Dương Vương – Nơi tưởng niệm vị vua tài của dân tộc

Bề dày lịch sử Việt Nam ta luôn gắn với những cuộc khởi nghĩa, kháng chiến với mục đích giành lại độc lập, tự chủ, tự do cho dân tộc. Trải qua những cuộc khởi nghĩa quyết liệt thời phong kiến, đánh đuổi ách đô hộ, thống trị 1000 năm Bắc thuộc đến kháng Pháp, chống Mỹ. Những trang sử Việt Nam được ghi chép tường tận và rõ ràng làm cho chúng ta càng thêm tự hào về dân tộc và biết ơn công ơn của thế hệ các cha ông đi trước. Khu lăng miếu Bình Dương Vương được dựng lên để tưởng nhớ công ơn của Dương Tam Kha. Một vị anh hùng trong sử sách dân tộc Việt.

Khu lăng miếu Bình Dương Vương trải qua bao nhiêu năm tháng, bao sự thay đổi của lịch sử nước nhà. Mang giá trị lịch sử và giá trị văn hóa sâu sắc. Đây là khu lăng miếu được người dân Thanh Hóa hết sức coi trọng và giữ gìn. Lăng miếu này như nhắc nhở con cháu biết ơn các thế hệ đời trước đã cống hiến cho nước nhà và truyền được ý thức bảo vệ độc lập dân tộc cho thế hệ mai sau.

Lịch sử Bình Dương Vương Tam Kha lưu danh sử sách

Các cụ cao niên kể lại rằng, Bình Vương Dương Tam Kha là con trai của Dương Đình Nghệ. Một hào trưởng giàu có, nhiều thế lực ở Châu Ái (Thanh Hóa). Mùa thu năm 923, khi vua Nam Hán tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Dương Đình Nghệ vốn là tướng của họ Khúc, lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hào trưởng nhiều vùng và nhân dân cả nước. Ông đã đứng ra tập hợp lực lượng, xây dựng vùng đất Thiệu Dương (Thanh Hóa) thành căn cứ kháng chiến.

Lịch sử Bình Dương Vương Tam Kha lưu danh sử sách

Năm 931, với sự giúp sức của Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ và Phạm Cự Lượng, Dương Đình Nghệ. Kéo đại quân đánh chiếm Thành Đại La (Hà Nội), tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược Nam Hán. Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi đất nước. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ bước vào xây dựng chính quyền tự chủ. Bình Vương Dương Tam Kha là người có công lao to lớn cùng Dương Đình Nghệ (gọi là cha), Ngô Quyền (gọi là anh rể) đánh đuổi quân Nam Hán giành độc lập tự chủ dân tộc sau 1.000 năm Bắc thuộc.

Dương Tam Kha để lại những dấu ấn đậm nét trên các phương diện. Bao gồm chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội vào nửa cuối thế kỷ X. Cụ thể, trong trận Bạch Đằng năm 938, Dương Tam Kha góp công lớn bằng việc giết chết Hoằng Thao. Chủ tướng quân Nam Hán. Ông đã tiếp nối sự nghiệp của Ngô Quyền xưng là Dương Bình Vương. Làm chủ và củng cố đất Việt trong khoảng thời gian 6 năm (945 – 950).

Nơi chôn cất Bình Dương Vương Tam Kha

Khu lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha tại làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa được xây dựng khang trang, bề thế. Trên diện tích 540m2, thiết kế theo lối kiến trúc cổ ở thế kỷ thứ X. Mang đậm phong cách Á Đông. Gồm 2 khu chính: khu lăng mộ và miếu thờ.

Dương Tam Kha là con trai thứ ba của Dương Đình Nghệ. Tiếp nối họ Khúc giành quyền tự chủ, năm 931, Dương Tam Kha là tướng tiên phong trong đoàn quân của Dương Đình Nghệ tiến ra bắc đánh đuổi quân Nam Hán. Ông có công giúp Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ vào thế kỷ X sau 1.000 năm Bắc thuộc. Sau khi ông mất, ông được táng trên một ngọn đồi hình con voi. Nay thuộc thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tương truyền, sau khi mất, ông được táng trên một ngọn đồi hình con voi tại thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Nhưng mộ đã bị phá từ trước năm 1945 và đồi con voi hiện cũng đã bị san phẳng.

Đầu tư xây dựng, bảo tồn và phát triển khu lăng miếu Bình Dương Vương

Trải qua năm tháng, thời gian, mộ phần hư hỏng, núi con voi dần bị san bằng. Vị trí đặt mộ của ông bị thất lạc nên thế hệ hôm nay mãi đi tìm, đã xác định được vị trí ngôi mộ. Tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, Hội đồng họ Dương Việt Nam đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng khu Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha tại vị trí nêu trên.

Nay con cháu họ Dương đã xác định được vị trí của ngôi mộ. Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã đầu tư xây dựng Khu lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha. Để làm nơi con cháu họ Dương và khách thập phương về thăm viếng, thắp hương tưởng nhớ công đức to lớn của ông.

Đầu tư xây dựng, bảo tồn và phát triển khu lăng miếu Bình Dương Vương

Sau một thời gian tìm kiếm mộ phần, huy động nguồn vốn xây dựng công trình tri ân tổ tiên. Hội đồng họ Dương Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha. Đặt ở làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Quần thể di tích Bình Vương Dương Tam Kha gồm 2 khu chính là khu Lăng Mộ và khu Đền thờ. Được xây dựng trên khuôn viên có diện tích trên 1.500m2. Mảnh đất vuông vắn nhìn ra đường trục, thuận về phong thuỷ được thiết kế theo lối kiến trúc cổ kính, khang trang, bề thế uy nghiêm. Mang đậm phong cách Á Đông.

Thiết kế mang nét độc đáo theo kiến trúc cung đình xưa

Mộ được xây bao hình bát giác, phía trên có họa tiết hoa văn, xung quanh khắc kiểu chữ vạn. Phần mộ có diện tích gần 20m2. Đền thờ chính có diện tích 210m2, thiết kế theo kiểu chữ Đinh. Gồm khối nhà 5 gian mái đao có chính đường, có hậu cung. Kiến trúc theo trục trung tâm đăng đối, chính đường có hoành phi, cửa võng. Hai bên có hàng tượng quan binh, voi, ngựa. Hoa văn theo lối đình, chùa Việt Nam, nóc Đền đắp rồng chầu nguyệt, 4 đầu đao cũng là đầu rồng với cổ ngước chếch lên cao. Mẫu đắp rồng theo hình tượng rồng thời Lê, hình tượng con rồng thời kì này mang nhiều khát vọng của người dân. Mong mưa thuận, gió hòa, khát vọng công bằng xã hội.

Thiết kế mang nét độc đáo theo kiến trúc cung đình xưa

Nhà Tả vu và Hữu vu ở hai bên Đền chính, kiến trúc kiểu cung đình. Sử dụng trong đền dùng để sắp lễ. Mỗi nhà có diện tích gần 30m2. Gác bia có kiến trúc theo truyền thống đình, đền, chùa có 8 mái cong. Cổng thiết kế theo truyền thống cổng của các đền thờ thờ đức thánh. Kiểu tam quan tứ trụ. Nhà khách có diện tích 54m2. Có các bức Tượng, Voi, Quan canh, tường bao. Bãi đỗ xe rộng trên 500m2 cách Lăng Mộ chừng 200m.

Ghi nhớ và tưởng niệm công ơn Bình Dương Vương

Ngày 9 và 10 tháng 9 năm 2016, Hội đồng họ Dương Việt Nam tổ chức lễ hô thần nhập tượng. Cắt băng khánh thành khu Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha ở làng Thành Đạt.

Khu di tích Đền thờ, Lăng Mộ này cùng với các Đền thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền thờ tại thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Đền thờ ở xóm Kiều Nguyễn, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, Hưng Yên.

Đền thờ tại làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa sẽ trở thành những di tích văn hóa tâm linh, tạc ghi công đức Cao Tổ Bình Vương Dương Tam Kha. Được các triều đại truy tặng 38 đạo sắc phong.

Truy cập tại Giá trị lịch sử để tìm hiểu thêm nhiều địa danh nổi tiếng khác.

Nguồn: didulich.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội