Du khách nô nức trẩy hội chùa Hương dịp đầu năm

Du khách nô nức trẩy hội chùa Hương dịp đầu năm

So với các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, Hà Nội là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch. Ở trung tâm thành phố, ngoài các công trình kiến ​​trúc, Hà Nội còn có hệ thống bảo tàng đa dạng và các ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam.

Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các rạp hát dân gian và các làng nghề thủ công truyền thống; ngành du lịch của Hà Nội ngày càng trở nên hấp dẫn. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch nước ngoài Năm 2008. Trong số 9 triệu khách du lịch của thành phố, có 1,3 triệu khách du lịch nước ngoài.

Thăng Long và Hà Nội là những nơi tập trung và mang đến nhiều lễ hội nhất vùng miền Bắc Việt Nam. Cũng như các vùng miền khác, lễ hội truyền thống ở Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Ngoài lễ hội, còn có các trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi ở làng Thị Cấm, hội bơi chải và chơi hồ và cả lễ hội chùa Hương nổi tiếng cả nước.

Dâng hương tại lễ hội chùa Hương

Cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng rừng Hương Sơn, hàng vạn du khách lại nô nức trẩy hội chùa Hương để dâng nén hương nguyện cầu điều tốt đẹp và thưởng ngoạn cảnh non nước hữu tình.

Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến ngày 18.2 Âm lịch.

Dâng hương tại lễ hội chùa Hương

Chùa Hương là một tập hợp nhiều động; nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp…Du khách đi du lịch Hà Nội đến với lễ hội chùa Hương có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội – Hà Ðông – Vân Ðình – Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông Ðáy lên Bến Ðục – Yến Vĩ – Hương Sơn Theo tâm thức của người Việt Nam Hương sơn được coi là cõi Phật.

Quá trình lễ hội

Lễ hội chùa Hương có phần lễ được tổ chức khá đơn giản. Đặc biệt, trước ngày khai hội tất cả các chùa, đền, đình, miếu; đều có hương khói nghi ngút bao quang Hương Sơn. Phật tử thường có lễ dâng hương gồm có hoa,đền, hương, nến, hoa quả và thức ăn chay. Khi vào bái phật sẽ có hai tăng ni đỡ đồ lễ và đặt lên bàn thờ.

Quá trình lễ hội

Từ ngày khai hội cho đến khi hết hội; thỉnh thoảng mới nghe thấy những tiếng gõ mõ và tụng kinh tại các đền, chùa, miếu. Đặc biêt, hương khói thì không bao giờ hết và bên chùa ngoài thờ các vị sơn thần thượng đẳng với nhiều màu sắc đạo giáo khác nhau. Đến với chùa Hương các bạn nên ghé thăm đền Cửa Vòng thờ bà chúa Thượng Ngổn; hay thăm quan chùa Bắc Đài, chùa Cả, chùa Tuyết Sơn và đình Quân.

Ngắm cảnh trên sông

Ngồi trên thuyền, du khách không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của sông nước, của mây trời, của sắc xanh cây lá; mà còn được đắm mình trong những khúc hát làm say lòng người của nhiều gánh hát. Đây có lẽ là nét đặc biệt của chùa Hương mang lại cho du khách nhiều cảm xúc nhất.

Ngắm cảnh trên sông

Rời con thuyền, bạn sẽ được hòa nhập vào rừng núi, vào vãn cảnh cùa chiền; bắt đầu cuộc hành trình leo núi. Động Hương Tích là điểm đến gian nan nhất của cuộc hành trình nhưng du khách thập phương vẫn không quản ngại khó khăn để đến gần với Phật.

Đi trẩy hội chùa Hương là một hoạt động giúp giải tỏa những mệt mỏi, phiền muộn; đến với cõi Phật để được thanh tịnh. Đặc biệt, đến đây các bạn sẽ thể cầu may mắn, sức khỏe và cầu duyên. Nếu có dịp các bạn không nên bỏ qua lễ hội chùa Hương; hãy đến đây để cảm nhận những điều tuyệt vời nhất.

Nguồn: Dulichmien.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội