Đồng bào Chăm H’Roi tại Bình Định và lễ hội cầu mưa

Đồng bào Chăm H’Roi tại Bình Định và lễ hội cầu mưa

Bình Định là vùng đất văn hiến Sa Huỳnh với bề dày lịch sử. Nơi đây từng là cố đô của Vương quốc Chămpa, trải qua bề dày lịch sử. Nhưng nơi đây vẫn lưu giữ được nét kiến ​​trúc nghệ thuật độc đáo là thành Đồ Bàn và tháp Chăm. Đây là nơi phát danh của Đào Duy Từ sinh năm 1572-1634; là quân sư của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Chỉ trong vòng tám năm (1627-1634), Đào Duy Từ đã khắc họa độc đáo hình tượng thầy Chúa Sãi. Ông là một bậc danh nhân, nhà chính trị, nhà mưu lược, kiến ​​trúc, nhà kỹ thuật, nghệ sĩ tài hoa, uyên bác. Và là người có đóng góp quan trọng. Đây cũng là người góp phần quan trọng trong việc định hình nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong.

Đây là nơi khởi nghĩa nông dân vào thế kỷ 18 mang tên người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Là nơi mà danh nhân Trần Đức Hòa sinh ra; là quê hương của Trần Quang Diệu,… Các đoàn hát tuồng ở trong tỉnh được hình thành ở khắp các huyện. Với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ cổ truyền Bình Định đã đưa Bình Định lên một tầm cao mới.

Khám phá lễ hội cầu mưa

Hiện nay, người Chăm H’Roi tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định); vẫn giữ được lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H’Roi độc đáo. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa.

Lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H’Roi; theo tiếng Chăm gọi là Quai Yang Plâyq achan. Đây là một nghi thức lễ độc đáo, quan trọng của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa. Đồng bào có thể làm lễ riêng ở trên rẫy của mình theo từng hộ gia đình; hoặc cả làng làm chung một lễ; dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng.

Khám phá lễ hội cầu mưa

Lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H’Roi thường được tổ chức vào ngày 16 – 20/2 (Âm lịch) hàng năm; già làng là người chỉ đạo mọi việc trong lễ hội, từ việc chọn ngày làm lễ đến việc họp người dân trong làng cùng nhau đóng góp đồ lễ.

Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo; nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau;… để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Tổ chức lễ

Việc tiến hành nghi lễ cúng cầu mưa được tổ chức tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng phải có mặt, đại diện cho mỗi gia đình đến chạm tay và khấn trước món đồ cúng; người Chăm H’roi quan niệm phải làm như vậy thì mới được thần biết đó là người của làng nên thần sẽ phù hộ cho.

Theo già làng Lê Văn Ru ở làng Hiệp Hội (Vân Canh); cầu mưa là một nghi lễ rất quan trọng. Tuỳ vào mức độ hạn hán và điều kiện của từng nhà, từng làng, lễ vật có thể nhiều hay ít; nhưng nhất thiết phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau;… để dâng lên các vị thần ban sức khỏe (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thủy lợi (PôYang).

Tổ chức lễ

Việc tiến hành nghi lễ cúng cầu mưa được tổ chức tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng phải có mặt; đại diện cho mỗi gia đình đến chạm tay và khấn trước món đồ cúng. Người Chăm H’Roi quan niệm phải làm như vậy thì mới được thần biết đó là người của làng và thần sẽ phù hộ cho.

Trong nghi thức cúng của lễ hội, người Chăm H’Roi sẽ chọn một người có uy tín mặc trang phục truyền thống của dân tộc; tượng trưng cho người của Yàng (còn gọi là Oi quai) cử xuống nghe lời khấn nguyện và nhận lễ vật của dân làng.

Lựa chọn thầy cúng

Thầy cúng phải do dân làng chọn ra từ các già làng; thường là 3 – 5 người (hay 7 – 9 người), lễ vật cũng vậy đều phải là số lẻ vì người Chăm H’Roi quan niệm đồ lễ là số lẻ; thần cho một phần nữa là đủ. Trong lễ cúng người Chăm H’Roi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều; vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa.

Trong buổi lễ thầy cúng khấn: “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống – mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây…”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ; nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý; cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý.

Lựa chọn thầy cúng

Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng; thể hiện như trời đã đồng ý ban cho người Chăm H’roi mưa xuống, cây lúa tươi tốt, mùa màng bội thu. Sau đó thấy cúng sẽ hô: “Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón mưa trời cho!”. – Già làng Lê Văn Ru (Làng Hiệp Hội, thị trấn Vân Canh, tỉnh Bình Định) chia sẻ.

Những người phụ nữ sẽ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió; đàn ông gõ trống k’toang nổi cồng chiêng lên tạo nên âm thanh của sấm chớp; già làng hô vang kêu gọi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón những cơn mưa to mà Giàng cho.

Ý nghĩa của lễ hội

Nghe tiếng hô của già làng, mọi người cùng hú theo vui vẻ; những thiếu nữ Chăm bắt đầu múa xoang các điệu truyền thống quanh đội cồng chiêng; mở đầu cho phần hội tưng bừng, vui vẻ với mong ước Giàng và các vị thần sẽ che chở; mang lại cho dân làng những cơn mưa, những điều may mắn, tốt đẹp.

Lễ hội Cầu mưa của đồng bào Chăm H’Roi là hình thức nghi lễ nhưng cũng là dịp để đồng bào Chăm H’Roi mọi nơi hội tụ; trao đổi kinh nghiệm trong đời sống tín ngưỡng cũng như cuộc sống hàng ngày.

Nguồn: Dulichmien.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội