Đất Cảng là thiên đường ẩm thực hải sản được nhiều người mơ ước đến thăm một lần. Với vị trí địa lý đặc biệt, khi đến với Hải Phòng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc biệt. Bánh đa cua Hải Phòng chứa đựng hơi thở của biển cả. Cũng chứa đựng linh hồn của đất liền. Bởi thế, sự hài hòa đến lạ của hương vị tạo nên nét đặc trưng.
Chỉ cần một lần được nhâm nhi bát bánh đa cua giữa sắc trời hoa phượng đỏ, bạn sẽ nhận ra rằng: Chỉ có về đất Cảng mới cảm nhận được vị này. Đúng vị của bánh đa cua nguyên thủy. Đó là vị ngọt của cua tươi tự nhiên. Là sợi bún mềm mại, thanh thuần. Ngoài ra, hương và vị của các gia vị được thêm vào cũng vừa đủ. Tạo nên bát bánh đa tuyệt hảo. Ăn một lần, bạn sẽ nhớ mãi vị bánh đa của của vùng đất này. Cùng tìm hiểu những lý do tạo nên sức hấp dẫn của món bánh đa cua Hải Phòng trứ danh này nhé. Bạn sẽ biết được tại sao dù xuất hiện lâu đời, món ăn vẫn chiếm được tình cảm của thực khách.
Về Hải Phòng đừng quên ăn bánh đa cua
Bánh đa cua Hải Phòng từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa của đất Cảng. Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng, người ta sẽ nhắc ngay tới món ăn này. Ẩn trong hương vị của thức đặc sản ấy chính là tấm chân tình của người Hải Phòng. Từ sự kết tinh văn hóa của người dân miền biển với truyền thống ẩm thực vùng đất đầu sóng ngọn gió. Bánh đa cua Hải Phòng nhanh chóng chiếm được cảm tình của các thực khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt nó còn vượt qua hàng trăm món ăn khác. Và lọt vào top 15 món ăn đại diện cho nền ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng. Kết quả này chính là sự khẳng định nét riêng của văn hóa ẩm thực đất Cảng ẩn trong mỗi bát bánh đa cua. Như tình cảm của người đất Cảng luôn mở rộng vòng tay đón du khách khắp nơi về với thành phố này. Khi nhắc đến cụm từ “bánh đa cua Hải Phòng”. Những ai đã từng thưởng thức đều phải gật gù công nhận. Món ăn này quả thật rất ngon. Họ còn nói rằng ăn bánh đa cua là cảm nhận cái “sắc” và “vị” của món ăn.
Màu nâu của bánh đa hòa trong màu vàng sóng sánh của nước dùng lẫn gạch cua. Thêm với đó là những viên chả màu vàng nhạt. Màu đỏ của thịt tôm hòa cùng màu xanh mướt của rau muống, rau nhút… Tất cả tổng hòa vào nhau làm cho thực khách chỉ mới nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
Tại sao món bánh đa cua Hải Phòng hấp dẫn du khách?
Thật kỳ lạ khi đặc sản khiến người ta nhớ nhiều nhất đến thành phố biển như Hải Phòng lại là bánh đa cua. Chứ không phải những món hải sản tươi ngon. Bánh đa cua có tại nhiều nơi nhưng không nơi nào ngon như ở Hải Phòng. Bởi thế, bánh đa cua được ví như “hơi thở” của đất cảng Hải Phòng. Năm 2012, bánh đa cua Hải Phòng đã được tổ chức Kỷ lục châu Á lựa chọn đưa vào danh sách 12 món ăn đặc sản Việt Nam. Vì yếu tố “giá trị ẩm thực châu Á”.
Cách chế biến kỳ công
Điều tạo nên sự hấp dẫn cho món bánh đa cua Hải Phòng đầu tiên phải kể đến là phần bánh đa. Bánh đa trong bát bánh đa cua Hải Phòng phải là loại bánh đa đỏ đặc trưng Dư Hàng Kênh nổi tiếng ở quận Lê Chân, Hải Phòng. Bánh phải được làm từ gạo ngon, ngâm nước vài tiếng rồi cho vào cối xay nhuyễn. Cho nước vừa đủ để bột sánh mịn, dẻo mềm. Xay xong hòa thêm bột quả gấc chín, giản tiện hơn là chút kẹo đường phèn. Hay cầu kỳ nữa là một thứ mật thơm bí truyền để bột có màu nâu sậm.
Sau đó hòa thêm kẹo đường phèn hay bột gấc chín, cầu kỳ hơn là mật thơm bí truyền màu nâu sậm. Để tạo màu đặc trưng cho bánh đa đỏ. Tiếp theo, bột bánh được dàn mỏng, tráng chín. Xắt sợi rồi xếp cẩn thận trên phên tre, phên nứa để mang đi hong nắng, tráng sương. Khi bánh đượm nắng, thấm sương một ngày một đêm là được bánh đa tươi.
Rồi qua đôi bàn tay điêu luyện của người thợ miết mỏng, hấp chín. Sắp bày kín phên tre nứa đem hong nắng, tráng sương thì mới có thể đem đến loại bánh đa đỏ đặc trưng vùng quê biển. Đặc biệt, chỉ có ở Hải Phòng, người ta mới được thưởng thức bát bánh đa tươi. Thứ bánh đa khi thả vào bát canh cua phải mềm mịn mà dẻo dai. Không bở bục hay trương nhũn. Còn thứ bánh đa đã xuất đi các xứ khác là bánh đa khô. Dù có bảo quản được dài lâu hơn. Nhưng đã ít nhiều mất đi cái vị mặn mòi của biển cả.
Phần nhân của món ăn
Không chỉ có bánh đa, phần nhân của món ăn cũng là yếu tố góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn. Trước đây bánh đa cua chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… sau này, người ta mới bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả, nem rán.. để để thêm nhiều lựa chọn cho thực khách. Một bát bánh đa cua Hải Phòng bưng tới phục vụ thực khách phải có đủ các sắc màu bắt mắt xanh, đỏ, vàng, trắng… Những sợi bánh đa to bản màu đỏ đất ngập trong nước cua sánh vàng. Gạch cua được phu với hành củ thơm lừng, béo ngậy lóng lánh bên trên.
Cùng với đó là màu đen sậm của miếng chả lá lốt, màu vàng nhạt của viên chả thịt, màu xanh mượt mà của rau muống chần giòn và dăm dọc hành lá vừa trắng vừa xanh tỉa khéo khiến thực khách chỉ nhìn đã thấy bụng sôi ầm ầm. Thêm chút đỏ của ớt tươi cắt lát hay chút tương ớt nấu theo kiểu Hải Phòng nữa là trọn vẹn bát bánh đa như bức tranh ẩm thực đa sắc. Người ta thường nói, một món ăn thành công phải hội tụ được cả 2 yếu tố “ngon mắt” và “ngon miệng”. Bánh đa cua kết hợp được cả 2 yếu tố đó. Khi nhìn thấy bát bánh đa cua lần đầu, thực khách dù chưa thưởng thức bao giờ cũng khó có thể bỏ qua.
Sự hài hòa của các nguyên liệu
Bánh đa cua ở có hai loại là bánh đa cua bể và bánh đa cua đồng. Bánh đa cua bể có phần sang trọng hơn khi ngoài gạch cua, trong bát còn có thêm phần thịt cua bể trắng phau, xào quyện hành khô thơm phức. Nước dùng cũng được chế từ cua bể ninh, cùng xương heo hầm kĩ nên ngọt ngào, đậm đà vô cùng. Nhưng bánh đa cua đồng có vẻ được ưa chuộng hơn cả bởi nó phong phú hơn hẳn về mặt nguyên liệu. Ngoài từng miếng gạch cua hồng xốp, bát bánh đa còn là sự tổng hòa các loại chả cá, chả tròn, chả lá lốt, tôm bỏ vỏ rang săn, thịt thăn lợn trần ăn kèm với rau muống chẻ, rau nhút, rau cần… khiến tô bánh đa trở nên vô cùng hấp dẫn.
Vị đặc biệt
Thoạt nhìn, bát bánh đa cua có vẻ khá giống với bún riêu cua. Thế nhưng khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt rất đặc trưng của món ăn. Nước dùng của bánh đa cua có màu hơi đục. Khi ăn có vị ngọt thanh và đậm mùi thơm của cua đồng. Mỗi lần múc bát nước là mùi thơm bay khắp phòng.
Giá một bát bánh đa cua khoảng từ 20.000 đồng trở lên. So nhiều món khác, giá bánh đa cua có phần nhỉnh hơn một chút. Nhưng có lẽ vì sự đặc biệt trong món ăn với phần nhân hải sản đa dạng. Nên bánh đa cua vẫn luôn quyến rũ bao tín đồ ẩm thực. Không chỉ ở Hải Phòng mà khắp mọi miền đất nước.
Những địa chỉ bánh đa cua nổi tiếng
– Bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Giá: 40.000đ – 60.000đ.
– Bánh đa cua Cô Yến, Số 2B Phạm Ngũ Lão, Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Giá: từ 30.000đ
– Bánh đa cua Hải Phòng Lạch Tray, Số 48 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Giá: 20.000đ – 30.000đ
– Bánh đa cua Da Liễu Trần Phú, Số 140 Trần Phú, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Giá: 20.000đ – 35.000đ
Bánh đa cua không chỉ là món ăn mà còn là một bức tranh đa sắc, ẩn chứa trong ấy là sự mộc mạc, chân thành khó quên của tình người Hải Phòng. Thưởng thức bánh đa cua, người ta thấy cả sự ngọt ngào lẫn mạnh mẽ, mềm mại mà không thiếu phần cứng rắn, quyết liệt, đó cũng chính là nét cá tính nổi bật của người dân đất Cảng. Vậy nên, nếu có dịp du lịch Hải Phòng bạn nhất định không được bỏ lỡ thức quà đặc sản hấp dẫn này.
Nguồn: Dulichvietnam.com.vn