Đến thăm miền Tây, thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá lóc

Đến thăm miền Tây, thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá lóc

Miền Tây được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại cá nước ngọt. Nếu nhắc các loại cá phổ biến nhất ở miền Tây, trong đó phải nói đến cá lóc. Chính vì vậy, loại cá này cũng được người dân sông nước ưa chuộng và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Có nhiều món cá lóc ngon nhưng phải thưởng thức hết được hương vị của cá bạn phải ghé thăm miền Tây một lần thôi.

Xưa nay, người dân miền Tây thân thiện, mến khách. Thế nên, ai đặt chân đến đây đều yêu mến mảnh đất và con người nơi đây. Cũng vì thế mà người ta thường hay về đây du lịch sau khi tạm gác lại mọi công việc tại thành phố hoa lên để nghỉ dưỡng và thưởng những món ăn dân dã, mang đậm chất hồn Việt.

Cá lóc nướng chui – món ngon dành đãi bạn hiền

Cá lóc nướng chui – món ngon dành đãi bạn hiền

Cá lóc nướng trui hay cá lóc chổng ngược là món ăn đặc trưng của Nam bộ. Món ăn này gắn với thời kỳ khẩn hoang vùng đất mới của người dân ở đây. Cá lóc nướng trui có cách chế biến không thể đơn giản hơn. Cá sau khi bắt dưới mương, ruộng dùng cây xiên dọc thân cá rồi thui trực tiếp trên lửa hay rơm. Khi thân cá phủ một lớp cháy đen cũng là lúc cá chín. Lấy cá ra khỏi xiên, cạo lớp vỏ đen sẽ hiện ra phần thịt cá trắng non thơm lừng. Cá lóc nướng trui dùng kèm các loại rau trong vườn, mắm nêm và bánh tráng mỏng.

Cá lóc hấp bầu –sự sáng tạo trong cách nấu ăn

Cá lóc hấp bầu –sự sáng tạo trong cách nấu ăn

Ngày xưa ở miền Tây, người ta dùng món cá lóc hấp với đọt bầu để ăn cả lá bầu và cá lóc. Sau đó, nhiều người đã thử hấp với bầu thái mỏng, ăn sẽ ngon hơn. Vị ngọt của cá thấm đều vào thịt bầu, chỉ cần cắn một miếng thôi là đã thần thánh rồi. Món ăn này làm hài lòng khẩu vị của thực khách. Nhưng không làm thỏa mãn thị giác của những người sành ăn. Vì vậy, người ta hấp cả con cá trong trái bầu để thành “cá xanh”. Chính vì vậy, làm món cá thêm hoa mỹ, thu hút thực khách.

Cách làm món này cũng rất đơn giản. Cá lóc sau khi làm sạch, ướp với gia vị khoảng 30 phút rồi hấp cách thủy. Khi cá chín tới, cho cá ra đĩa hình trái xoài; sắp bầu non giữ nguyên vỏ cắt khối xung quanh. Khi ăn, bật bếp cho cá nóng và bầu chín tới là dùng được.

Bún cá lóc, ăn là ghiền

Bún cá lóc có nguồn gốc từ vùng đất Châu Đốc, tỉnh An Giang. An Giang còn là nơi có nhiều món đặc sản hấp dẫn, như bánh canh cá lóc, bún cá, cháo cá… Tuy nhiên, chỉ có món quạt đầu cá là “hút” du khách nhất. Và ở vung đất Nam bộ, có hàng loạt các món bún có sự tham gia của loại cá này. Nổi bật nhất có thể kể đến bún kèn, bún cá Sóc Trăng, bún cá Châu Đốc, bún cá Trà Vinh, bún mắm, bún thái…

Dù tên gọi khác nhau, cách chế biến khác nhau song trong tất cả các món bún đều có cách chế biến như nhau. Cụ thể, cá sau khi làm sạch, luộc chín, bóc lấy phần thịt cá để riêng hay xào cùng với nghệ. Nước luộc cá gia giảm thêm nước hầm xương, gia vị thành nước dùng.

Bánh canh ăn là nhớ

Bánh canh ăn là nhớ

Món ăn này rất quen thuộc với nhiều người vì được chế biến từ những nguyên liệu quá bình dân. Nhưng ngoài những lát cá trắng phau, tươi ngọt, bánh canh cá lóc thu hút thực khách với nước dùng thanh ngọt, nấm rơm giòn mềm, cọng bánh to dai mịn, chén mắm nêm ẩn hiện những con cá cơm (mắm) chắc nụi, đậm vị kết đôi với rau đắng đất dân dã.

Thanh mát, dễ ăn, dễ tiêu, bánh canh cá lóc có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Và bạn cũng có thể ăn bất kỳ mùa nào trong năm. Nhưng “đã” miệng nhất là những buổi sáng trời hơi se se lạnh.

Cháo cá lóc rau đắng – hương vị không ở đâu sánh bằng

Cháo cá lóc rau đắng – hương vị không ở đâu sánh bằng

Cháo không phải là món ăn xa lạ với mọi người, ai cũng có thể dễ dàng nấu. Cụ thể là bắp bắp, cho gạo đã vo sạch, thịt heo hay gà, vịt rồi nêm gia vị vừa ăn. Tuy nhiên, để món cháo có vị ngọt và đậm đà, người dân miền Tây Nam bộ đã cho thêm cá lóc – loại cá đánh bắt ở ruộng, sông vào những ngày mưa gió vào nồi cháo. Qua nhiều năm, nó đã trở thành món ngon, mỗi năm có dịp về miền quê sông nước hiền hòa, được thực khách các tầng lớp yêu thích.

Cháo cá lóc có khá nhiều điểm cộng. Đầu tiên là độ thanh mát, tiếp đến là cái ngon khó cưỡng của một chuỗi các nguyên liệu như nấm rơm, thịt băm. Để đạt đến độ mềm, mịn, tơi nhuyễn nhất định; cháo không được nấu bằng gạo mà bằng nếp. Cách nấu cũng không phải cho trực tiếp nếp sống vào nước dùng mà rang chín vàng với ít tiêu, muối. Sau đó mới cho vào nấu cùng nước hầm. Khác với các món cháo khác, cháo cá lóc Nam bộ dùng kèm rau đắng và tương bần. Chính vì vậy, nó khiến những lát cá tươi hơn, thơm hơn và đậm vị hơn.

Lẩu cháo cá cho những ngày trời se lạnh

Có thể nói lẩu cháo cá là cách phát triển trên diện rộng của món cháo cá. Với các thành phần của món cháo được nhân lên nhiều lần thích hợp cho món ăn chung hơn là món một người ăn. Lẩu cháo cá lóc mê hoặc thực khách với vị thơm mềm, nóng hổi của nồi cháo nếp, đậu xanh, thịt viên, nấm rơm, cái ngọt béo của cá lóc, tươi ngọt của lâu xanh, béo đậm của trứng vịt lộn hay tươi ngon của trứng gà. Đặc biệt, món lẩu này không chỉ thích hợp làm món ăn chơi; mà còn có thể dùng như món ăn bồi dưỡng sức khỏe.

Nguồn: amthuc365.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội